Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

BĂN KHOĂN - Nguyễn Ninh Thuận


 Image result for hình một đám biểu tình ở nam california
  Hôm nay thứ Bảy, một ngày cuối tuần rất bận rộn của Tâm. Cùng một lúc Tâm nhận mấy tấm thiệp mời đi dự lễ hội, nào là Tây Sơn Bình Định, Hùng Sử Việt, Lễ Vu Lan ở Chùa… Tâm suy nghĩ :
     - Mình không thể từ chối hội nào hết… Hội Tây Sơn Bình Định là hội thân hữu của  Sư Phạm Qui Nhơn, mình cũng đã sinh sống ở Qui Nhơn nên cũng có gắn bó với Bình Định.
Tâm nhẩm tính trong đầu :
    -Khi tiệc hội Bình Định chưa tàn, mình vù qua nhanh dự phiên họp hoạch định ngày Đại hội ca kịch của Hùng Sử Việt, mà mình cũng là một thành viên trong đó. Đã mấy phiên họp trước vì hoàn cảnh gia đình, mình không sinh hoạt với Câu Lạc Bộ HSV, đó cũng là việc tắt trách. Mình không vào sinh hoạt với hội thì thôi, mình đã vào trong nhóm thì phải theo quy củ, trách nhiệm, bổn phận…Hội không phải như cái chợ, vui thì đi, buồn thì ở nhà, cứ bàng  quang…Không như cái kiểu “ cha chung không có ai khóc !”…<!>
    Tâm sang HSV trong khi mọi người đang bàn thảo kế hoạch và phân chia công tác. Tâm lên tiếng xin lỗi lý do đến trễ...
    Sau khi bàn thảo chương trình, Chị Hà lên tiếng :
    - Ba giờ chiều nay, có cuộc xuống đường biểu tình tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ của Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại, lên án vụ cá chết
    Anh Phong điềm đạm lên tiếng :
    - Thật ra người Việt mình ở hải ngoại tinh thần chống cộng rất cao. Khi một đoàn thể mới khởi xướng, số người hưởng ứng rất mạnh từ công sức đến tài lực. Tiền bạc dân chúng đóng góp đến bạc triệu cũng không tiếc! Từ số tiền đó họ đem ra kinh doanh làm ăn để nuôi quân kháng chiến rất là tốt. Dân chúng giúp buổi đầu, chỉ là phương tiện để dựa vào đó mà làm ra của cải. Chứ tiền núi mà ngồi không ăn, lâu ngày cũng mòn và hao hụt đi. Miễn công việc làm ăn hợp với chính nghĩa và lòng dân. Một đồng một cắt, không để vào túi riêng một ai cả. Tất cả lo cho cái chung, để có ngày quang phục quê hương xứ sở, đem tự do an lành cho dân tộc. Nhưng có một số ít đoàn thể mang rất nhiều tai tiếng!…
     Có một tiếng ai thở dài và cất tiếng bàn luận :
    - Hình như dân tình mình đã mỏi mệt và mất niềm tin vào những đoàn thể đấu tranh! Nhớ vụ Trần Trường, khi đó phong trào tranh đấu dâng lên cao nhất trong suốt năm mươi ba ngày đêm tranh đấu không ngừng nghỉ để hạ lá cờ máu và ảnh Hồ tặc xuống. Cuộc tranh đấu đó đã qui tụ hàng chục ngàn người xuống đường ủng hộ Cờ Vàng ba sọc đỏ. Mọi người hân hoan góp sức góp của. Tiền bạc thâu về cũng hàng trăm ngàn…Tất cả được thể hiện qua bài thơ của Tú Bolsa:
 
            Little Saigòn ! Little Saigòn !
            Hôm nay rợp bóng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ,
            Suốt ngày đêm, đồng-bào ta hội về đây biểu lộ,
            Lòng quyết tâm dẹp bỏ lũ giặc Hồ !
            Đả-đảo Việt-gian, đả-đảo cộng nô!…
            Vạn tiếng thét vang-lừng khắp phố .
            Không sức-mạnh nào bằng lòng dân phẩn-nộ,
            Dẫu trường-thành cũng sụp đổ tiêu tan !
            Ta quyết-tâm giữ-vững lá Cờ Vàng,
            Hạ cờ máu và ảnh tên Hồ tặc.
            Quê-hương ta, tuy mất vào tay giặc,
            Nhưng ngày về quang-phục sẽ không xa !
            Hôm-nay đây, có trẻ, có già,
            Có các chị, các anh, tay nắm chặc,
            Lòng cương-quyết, sáng ngời trong ánh mắt,
            Cất cao lên những tiếng hát hùng-ca …
            Hỡi bọn người đang “đội lốt Quốc-Gia”,
            Hãy nhìn kỹ gương Trần-Trường mà tự hối,
            Chớ xuẩn-động mà gây thêm tội-lỗi,
            Hãy quay về với dân-tộc, quê-hương …
            Mẹ Việt-Nam ơi ! con xin Mẹ xót-thương
            Và tha-thứ, những đứa con lạc-lối ! …
            Đêm hôm-nay, tiếng reo hò vang dội,
            Nói làm sao, hết được nỗi mừng vui !
            Quê-hương ơi ! ở tận chốn xa xôi,
            Có nghe được lòng người đang phẩn nộ ?
            Lá cờ máu, ảnh giặc Hồ đã dẹp bỏ !...
            Chiến-thắng nầy, xin dâng Mẹ Viêt-Nam.

Image result for hình một đám biểu tình ở nam california
 
   Thật vậy, không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của sự đoàn kết! theo như cổ nhân ta đã nói:
   - “ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết ”. Cũng vì quyền lợi, không chia chác theo ý muốn của một số người ; cái kiểu “ Trâu buộc, ghét trâu ăn …Nội vụ bị bôi bẩn, nói xấu, xuyên tạc  nhau trên truyền thanh, truyền hình,  báo chí… đã đem đến một Cộng Đồng bị chia năm xẻ bảy. Ai cũng coi mình là  “cái rốn của vũ trụ”. Ai cũng vì quyền lợi cá nhân trên quyền lợi quốc gia đất nước. Tất cả đều bị lọt vào cái bẫy của Cộng sản giăng ra và không nhiều thì ít bị giựt dây.  Một số khác nhẹ dạ bị mua chuộc hay bị kẻ xấu lọt vào quấy phá cho tan nát sự đoàn kết của người dân tị nạn. Rốt cuộc một số người nghi kỵ và chụp mũ lẩn nhau. Một số quá ngán ngẩm trước thời cuộc, nên đành buông xuôi và không tham gia vào dòng chính trị với ý nghĩ “ Gió tanh, mưa máu ở Bolsa !” Sự kiện nầy xảy ra đúng như nghị quyết 36 của Cộng Sản mong đợi! Đến nay một cuộc xuống đường hoan hô hay đả đảo chỉ qui tụ được con số trăm, nói chi là hàng ngàn người như kỳ Trần Trường. Qua đây Tú Bolsa cũng băn khoăn trước thực trạng chia rẽ qua bài thơ…
 
Cay đắng nào hơn, cay đắng nầy !
Vì đâu nên cớ sự hôm nay ?
Gà chung một mẹ bôi mặt đá,
Ngựa ở chung tàu có thấy đau !
 
Cay đắng nào hơn cay đắng nầy !
Vì đâu nên cớ sự hôm nay ?
Dẫu không chung một cùng quan điểm
Thì cũng chung nhau một chiến hào.
 
Cay đắng nào hơn cay đắng nầy !
Vì đâu nên cớ sự hôm nay ?
Xưa kia gian khổ ta chung sức,
Giờ phút huy hoàng lại chống nhau ! (1)
 
Cay đắng nào hơn cay đắng nầy !
Vì đâu nên cớ sự hôm nay ?
Sao không hãnh diện ta còn được :
Nhìn ngọn Cờ Vàng phất phới bay!…
 
Xin hãy vì yêu Mẹ Việt- Nam,
Thương đồng bào vẫn mãi lầm than !
Quên đi những cái Tôi đáng ghét,
Sức mạnh nào hơn sự Kết Đoàn !
 
(1)Lấy ý hai câu thơ :
Xưa kia chinh chiến ta gần gủi,
Giờ phút thanh bình lại biệt ly !
 
        Không khí trầm hẳn xuống, mọi người buồn bã nhìn nhau thở dài...Để phá tan không khí nặng nề đè lên mọi người, Chị Hà quay sang Tâm thân mật nói :
    - Tâm nên đến tham gia cuộc xuống đường, lúc này có nhiều người trẻ tham dự lắm. Chúng ta nên đi để hiểu rõ việc làm của họ, nhất là giới trẻ. Hy vọng chúng mình gặp nhau ở địa điểm biểu tình nhé !
    - Vâng em sẽ ghé lại địa điểm biểu tình. Vì nghe đâu phong trào giới trẻ của giờ lên cao lắm. Đó là một luồng sinh khí mới cho công cuộc đấu tranh. Chúng ta hãy kỳ vọng vào giới trẻ sẽ thay mặt cha ông đứng lên để tranh đấu cho quê hương dân tộc. Chúng ta đã già rồi, ai cũng gần Đất xa Trời, hãy kỳ vọng vào lớp trẻ! Nơi nào có tranh đấu là nơi đó có mặt em đến ủng hộ hết mình. Em không dị ứng hay bài bác một ai. Nhớ lại cách đây khá lâu, em mua giờ trên đài phát thanh Tự Do để làm chương trình « Thi Văn Ca Nhạc Cho Quê Hương », một đài bị một số người dị ứng. Nhưng em vẫn muốn đem câu văn, lời thơ của mình góp phần vào công cuộc đấu tranh cho đất nước. Với tất cả tấm lòng và con tim nhiệt thành của mình trao ra dù có nhịn ăn, nhịn mặc để trả tiền đài... Nhưng em vẫn vui vẻ lao vào không nề hà công sức...Em không theo ý một bè nhóm, Đảng phái chính trị nào cả... Mình « Liệu cơm gắp mắm » Hơn nữa những đài khác tiền đài đã cao, mà họ e dè trước những dòng thơ tranh đấu lắm ! Họ không mặn mà cho mình thuê mướn, họ sợ bể nồi cơm của họ vì sợ 9ấu tranh họ không lấy được tiền quảng cáo để nuôi sống đài !...Thôi chúng ta chia tay, hẹn gặp chị sau...
Tâm liếc nhanh đồng hồ, nàng suy tính :
   - Bây giờ mới 1 giờ. Mình ghé lại chùa lễ Phật và cúng dường Tam Bảo theo giấy mời hàng năm mình vẫn nhận được. Sau đó nghe vài ca sĩ hát giúp vui trong Đại Lễ Vu Lan !
Tâm vui vẻ lái xe về hướng Chùa với ý nghĩ buồn cười :
- Chắc mình đến đường Bolsa lúc 3 giờ cũng kịp thôi ! câu nói khôi hài ai đó vẫn xem ra rất đúng «  Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam » !...
 Sau khi lễ Phật và cúng dường Tam bảo xong ; Tâm ra ngồi sau hội trường xem văn nghệ. Khi đó trên sân khấu đang diễn tuồng cải lương Mục Kiền Liên đến hồi Mục Kiền Liên xuống địa phủ tìm Mẹ...Xong tuồng hát có mấy ca sĩ giúp vui. Tâm nhìn lên bàn thờ Phật và cảm thấy buồn :
 - Bàn thờ Phật mất đi vẻ trang nghiêm của nó. Thường trước bàn thờ Phật, mọi  người cúi đầu chú tâm thành tâm đảnh lể. Nay tất cả ca sĩ ăn mặc chỉnh tề còn có thể tha thứ được. Còn một số vì « thị hiếu » của khán giả, ăn mặc cho « hấp dẩn » hơn !...Tất cả nhún nhảy xây mông, xây đít về phía bàn thờ trông thật tội nghiệp cho đấng thiêng liêng phải nhắm mắt quay lưng !...
Tâm thấy xót xa và nghĩ tiếp :
 - Đúng thật là đổi đời có khác ! Đa số ở Mỹ này, các bà mẹ chồng làm dâu lại nàng dâu ! Nếu ăn ở không khéo có thể bị đuổi ra khỏi nhà ! Mất con trai và cháu luôn !...Những vở kịch hay màn vũ nói lên lịch sử ra đời của Đấng Chí Tôn hoặc sự gian lao của các Ngài trong việc truyền bá Đạo Pháp thì rất hay. Nhưng dùng hình thức « Đại Nhạc Hội » để lôi cuốn Phật-tử đến chùa là điều nên tránh, vì vô tình ta đã biến cửa chùa thành rạp hát mất ! Với nhiều tiết mục văn nghệ được quảng cáo rầm rộ trong bích chương đính kèm cho một lực lương hùng hậu ca nghệ sĩ giúp vui đã được gởi về nhà phật tử cả hơn tháng trời !... Nếu không vào cửa tự do và không có các ca sĩ tên tuổi giúp vui, thì mọi người đi dự lễ có đông như thế này không nhỉ ?!
Kìa một dãy ghế ngồi gần cả mười người gồm già, trẻ lớn bé. Tâm thầm nghĩ :
- Có lẽ đây là một đại gia đình gồm ông bà, cha mẹ, cháu chắc có dịp đi thưởng ngoạn ít tốn kém mà lại được phước !...
 Một ý nghĩ thoáng nhanh trong đầu Tâm :
 - Chiều nay trong cộng đồng hô hào mọi người đi biểu tình chống Cộng. Không biết mọi người đi được bao nhiêu ? Hay chỉ lèo một ít ?! Nhất định là không được đông đảo như ở đây đâu !...Vì ở đây được ngồi thoải mái có ca, có hát, có cơm chay « miễn phí » !...Trong khi đi biểu tình phải đi dài đại lộ Bolsa 1,2 lock đường,  phơi nắng, lại sợ bọn chó săn chụp hình gởi về Việt Nam thì bị khó dễ khi trở về thăm gia đình hay hưởng thụ !...
 Tâm buồn bã nghĩ tiếp :
- Hình như một số người đã mệt mỏi. Một số khác đã quên đi những quá khứ đau buồn khi đi vuợt biên, khi bị tù đày, khi bị tập trung cải tạo, khi bị trù dập...Có khi bị sống nơi vùng kinh tế mới, tài sản bị tướt sạch khi đánh tư sản...Con khóc cha, vợ khóc chồng... Bây giờ với cuộc sống dư thừa trước mắt trên xứ tự do, một số người quay về đất nước nghèo khổ của mình hưởng thụ sung sướng trên thân thể trẻ thơ, người nghèo khổ...  Họ sống bên lề và bàn quan. Họ quên đi những gì cố quên, để sống ích kỷ cho chủ nghĩa cá nhân và rộng hơn một chút là gia đình bà con dòng họ. Đất nước xa vời quá !
 Trước kia, Tâm cũng háo hức đi dự lễ như thế này... nhưng gần đây nghe tin tức Thượng Tọa Không Tách, Hòa Thượng Quảng Độ đã không màn gian khổ, tù đày dưới chế độ độc tài Đảng trị. Các Người đã đem tiền đi cứu giúp nạn nhân bão lụt, giúp người dân khiếu kiện bị mất nhà, mất đất đang lâm cảnh màn Trời chiếu đất trước tòa nhà Quốc Hội hay vườn hoa Mai Xuân Thưởng...Tâm chợt nghĩ :
- Một số tu sĩ lo làm chùa to, chùa đẹp làm gì mà không lo tu tập. Tự ép xác, sống kham khổ, không lo giữ giới của Phật Tổ, thì cũng bằng thừa...Qua đây Tâm nhớ đến bài thơ Cúi Mặt của Kha Huyền do một người bạn đọc cho Tâm nghe :
             
Đã lâu lắm không đọc bài Bình Ngô,
Và Lời Hịch  của Ngài Trần Hưng Đạo.
Ta vẫn sống từng ngày lo cơm áo,
Đời  vẫn bình yên như nước chảy qua cầu!
Đã quên rồi những năm tháng rừng sâu,
Cũng quên hết những đêm dài trên biển !
Ta vẫn sống mơ một ngày vinh hiển,
Chút lụa vàng phủ kín cả đời trai !
Tổ Quốc ta thường có những đêm dài,
Đêm ân oán, đêm hận thù chém giết !
Ta cúi mặt, bịt tai dù vẫn biết :
Đồng bào ta mang bản án tử hình !
Ta cũng biết ngắm non sông căm nỗi thế thù,
Lại không dám thề sống chết cùng quân nghịch tặc !
Ba hai năm quê hương ta trong tay giặc,
Độc ác thay ! Trúc rừng không ghi hết tội !
Nhơ bẩn thay ! Nước biển không rửa hết mùi !
Đồng bào ta đôi lúc cũng nói cười,
Nhưng âm buồn vang vang như tiếng khóc !
Ta thức dậy khi mặt trời vừa mọc,
Chờ đến khi đêm tối lại lên giường !
Ba mươi hai năm bằng tất cả những tầm thường,
Ta cúi mặt sống một đời ích kỷ !
Rất xấu hổ khi cầm tờ Hịch cũ !
Mượn rượu nồng giấu mặt khóc đêm đêm !
Ba mươi hai năm chắc chắn phải dài thêm,
Những năm tháng của một đời vô nghĩa !...

Image result for hình một đám biểu tình ở nam california
 
 Thật xót xa cho đất nước ta đang đắm chìm trong khốn khổ. Lòng Tâm  chùng xuống. Nàng cố nuốt nước mắt vào lòng…Tâm không còn thích thú ngồi xem tiếp văn nghệ nữa…   Nàng suy nghỉ :
 - Nếu tất cả mọi người thờ ơ, mệt mỏi không đấu tranh nữa thì ngày quang phục Quê Hương chắc còn xa vời lắm !  Và rồi đất nước Việt Nam thân yêu của mình sẽ về đâu ? Thế hệ già nua đã mệt mỏi và một số ngã gục qua nhiều hình thức có thể bị mua chuộc vì tình, tiền, ân nghĩa…
 Cảm thấy ngao ngán, Tâm nhanh chóng rời khỏi Chùa. Nàng thầm nghĩ :
 -  Chưa tới  3 giờ, nhưng thôi mình cứ đến trước xem sao?
 Tâm tới địa điểm biểu tình cũng còn quá sớm, nên mới chỉ năm bảy người tụ họp tại đó.  Nửa giờ nữa và mọi người lục đục kéo tới khoảng hơn vài  trăm người.
Tâm đứng cạnh con chị Hà, nàng quay sang hỏi :
- Mẹ cháu có hẹn với cô ra đây biểu tình, nhưng cô nhìn mãi chưa thấy mẹ cháu đâu !
- Mẹ  cháu cùng đi với cháu. Nhưng mẹ cháu gặp bạn, nên ngồi uống nước đằng kia kìa. Nếu cần cô đến đó gặp mẹ cháu !
- Thôi, cô đứng đây cũng được rồi, chạy tới chạy lui làm mất trật tự đi. Chốc nữa, cô sẽ gặp mẹ cháu sau.
Người đàn ông đứng cạnh Tâm sau khi nghe giọng nói của nàng nên bắt chuyện
 - Chị người Huế hả ?
 - Dạ, không phải, tôi người Quảng Trị, nhưng học trường Đồng Khánh Huế.
 - Thế là chúng mình người đồng hương Quảng Trị rồi !
     - Thế ông có hay đi sinh hoạt với hội Quảng Trị không ? Cách đây ba tuần Hội Quảng Trị có sinh hoạt Hè ở ngoài Park Westminster. Tôi có mang một số sách ra nhờ anh chị trong Họâi ủng hộ được năm trăm đồng. Số tiền đó, tôi đưa Hội gởi cho các em nghèo hiếu học tại quê nhà. Hôm Tết tôi cũng bán hơn ba trăm cũng ủng hộ cho Hội hết. Không biết ông đã đọc sách của tôi chưa ?
 - Tôi cũng hay đi sinh hoạt với đồng hương Quảng Tri. Nhưng rất tiết mấy kỳ đó tôi không đi, nên chưa hân hạnh được đọc sách chị viết. Sách chị viết thuộc đề tài gì ?
 - Tôi chỉ thay mặt bạn bè, người thân viết lại những mảnh đời của họ đã kể cho tôi nghe, rồi tôi hư cấu cút đỉnh làm nên những mẫu truyện ngắn… Tôi cũng như ông, ở nơi nào có đấu tranh, chống Cộng là có tôi tới đó ủng hộ hết mình…Chắc trước kia ông cũng ở trong quân đội VNCH ?
   - Tôi phải đi tù tân ngoài Bắc hơn mười năm. Mãi bốn mươi lăm tuổi tôi về mới lấy vợ. Tôi chỉ được một cháu trai và sang đây theo diện HO.
  - Thế cuộc đời ông có gì đặc biệt éo le không ? Ông kể những nét đại cương, tôi sẽ hư cấu thêm và trong vòng vài ngày sẽ có chuyên cho ông đọc. Hiện giờ tôi đang kẹt viết hai tập truyện dài. Chứ hồi trước hôm nay ông kể, hôm sau sẽ có chuyện cho ông đọc rồi !
   - Cuộc đời tôi bình thường lắm…Hồi nhỏ ở với cha mẹ ăn học lớn lên đi lính. Dừng quân nơi đâu thì có em gái hậu phương để tâm tình, chia xẻ vui buồn… Rồi Việt Cộng thôn tính Miền Nam. Đất nước trong dầu sôi lửa bỏng, Tôi cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan chế độ cũ đã ngây thơ nghe theo quân lịnh ở lại tử thủ đến giây phút cuối cùng. Và một lần nữa cũng đã ngây thơ và cả tin khăn gói lên đường “học tập” theo lời lừa gạt của Việt cộng!    Cái giá phải trả là hơn mười năm ở ngoài Bắc với bao khổ ải mà chắc chị đã nghe qua. Những chuyện đi “học tập “ cũng na ná giống nhau thôi! Toàn lao động, bệnh tật, đói khổ, câm nín, chịu đựng…Người ta đã nói mấy chục năm nay rồi! Nhưng rồi nói mãi cũng không hết chuyện…
     - Cám ơn chị. Tôi sẽ gặp chị vào ngày có tổ chức hội đoàn, biểu tình.... Buổi lễ đã chấm dứt xin chào chị…
  Tâm ra về cảm thấy vui vui với ý nghĩ:
  - Trong cộng đồng cũng còn người âm thầm nghĩ đến quê hương, xứ sở…
      
Nguyễn Ninh Thuận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét