Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ - Nguyễn Ninh Thuận

 ( viết theo tham khảo tài liệu)
Theo Tử Vi Á Đông và phong tục của người Việt thì mọi người hiểu năm “Dậu” có nghĩa là “năm gà,” giống gà được xếp vào hàng thứ 10 trong số 12 giống vật tượng trưng cho 12 tháng của mỗi năm. Sở dĩ có chuyện 12 con vật trong Địa-Chi hay Thập Nhị Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, và Hợi) là vì theo lời truyền tụng từ xưa đến ngày nay, 
<!>
Đức Phật triệu tập đại hội thế giới loài vật thì chỉ có 12 con vật tới họp. Con chuột (tý) khôn ngoan và lanh lẹ nên đến được đầu-tiên, con gà (dậu) chậm chạp đến vào hạng thứ 10. Tuy vậy con Gà có vị trí đặc biệt  trong số 12 con giáp. Con Gà nhỏ bé , nhưng so với các con vật khác lại rất gắn bó với con người. Gà không giúp ta cày ruộng, cũng không trông giữa của cho ta , nhưng nó là nguồn thự phẩm phong phú cho con người qua thịt, trứng…Gà là con vật có cánh duy nhất trong số 12 con, nhưng do chức năng thiểu giảm, cánh gà không cho phép nó tung hoành trên không gian như các loài chim khác, nhưng được bảo tồn ở các loài gà hoang dã. Gà là giống vật có hai chân, có hai cánh, và có lông vũ che-phủ toàn-thân như các loài chim. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, và không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng-rẽ ở phía trên mỗi bên má. Chính vì thế mà khi nhìn, gà thường lắc đầu bên này qua bên kia và bước lên theo hình chữ chi (z). Gà không có vành tai, nhĩ-quản của gà rất ngắn và được bảo-vệ bằng lông và một miếng da. Tuy thế, thính-giác của gà thật hữu hiệu đặc biệt để tránh các cầm thú săn đuổi. Khi gặp nhiệt độ cao và nóng, gà thường há rộng mỏ, thở gấp rút, duỗi cánh, và uống nước cho  mát. Tuy có hai cánh nhưng khả năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác. Mỗi chân gà có bốn ngón với móng chân rất sắc và nhọn dùng vào việc đào đất, bới đất, và cào cỏ để tìm đồ ăn. Mỏ gà rất cứng và nhọn. Trong mồm gà không có răng. Gà rất dễ tính về việc ăn uống. Gà thích ăn thóc, gạo, rau, cỏ, trái cây, con dế, con gián, con cào cào, con châu chấu, con mối, và con giun. Gà rất ham ăn vặt nên suốt từ buổi sáng đến tận buổi tối gà thường chăm chỉ và tha thẩn đi tìm thức ăn. Gà rất điều độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen thuộc và an toàn. Gà sợ nhất rắn hổ mang và mùi của củ hành hay lá. Nó là loài có hai chân đứng thẳng, chứ không phải bốn chân như những con vật khác…Con gà đã có mặt rất sớm trong cuộc sống con người, sớm được thuần hóa nuôi dưỡng. Con gà trong biểu tượng năm Dậu  còn có nghĩa là hạnh phúc no ấm, ngoại trừ nạn đói  năm Ất Dậu ( 1945 ) ở Việt Nam . Chúng ta không thể không đau xót nhớ đến trận đói Ất dậu 1945, với hai triệu chết đói một cách dã man, tàn khốc. Một trận đói chưa từng xẩy ra trong lịch sử 4000 năm lập quốc của dân tộc Việt Nam. Xét về nguyên nhân tai họa khủng khiếp này, nhiều sử sách đã ghi lại được năm nguyên nhân chính là để củng cố và phát triển tiềm năng chiến đấu, quân đội Nhật đã tung tiền và cưỡng bách thu mua thóc gạo để dữ trữ cho chiến tranh…
    Các giống vật đều có hai loại là đực và cái; riêng đối với gà, người Việt ta gọi con gà đực là gà trống, và gọi con gà cái gà mái. Gà trống thì ít mà gà mái thì nhiều. Thường trong một đàn gà do người ta nuôi thì trong đó người ta chỉ nuôi có một con gà trống và khoảng mười con gà mái. Chính vì thế mà giống gà là giống đa thê... Gà rất điều độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! Gà sợ nhất rắn hổ mang và mùi của củ hành hay lá hành. Tuổi thọ của gà rất khó đoán vì tùy theo chủ nhân, gà có thể sống lâu hay bị giết khi người ta cần ăn thịt gà. Theo kinh nghiệm nuôi gà, người ta thấy khi gà mái lớn lên được sáu tháng thì bắt đầu đẻ mỗi ngày một trứng. Đến khi đẻ được khoảng 12 trứng thì gà mái bắt đầu ấp trứng. Sau khi gà mái ấp trứng gà được khoảng 21 ngày thì gà con bắt đầu chui ra khỏi vỏ trứng. Gà mẹ ấp ủ đàn gà con bằng cách xù lông rã cánh che chở cho đàn gà con. Thịt gà có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho s, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ tíu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập cẩm, v.v. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục-ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon. 
   Người ta dùng gà để chữa bệnh bằng cách làm thịt con gà ác (giống gà lông trắng da đen) đem nấu với sâm, đương qui, và nhãn nhục, v.v. để làm thuốc bổ gan, mát tì, và mát vị chữa cho người có bệnh. Người ta dùng cả xương, thịt, lông gà, và máu gà để giã nát rồi trộn và nấu với các vị thuốc gia truyền để trị bệnh xương cốt cho mau lành như đã nói trong câu tục ngữ: “chó liền da, gà liền xương.” Tóm lại là người ta dùng xương gà để trị bệnh đau xương hay gẫy xương của người và dùng gan gà để trị bệnh về mắt như bị mờ quáng. Trứng gà cũng được dùng để chữa bệnh bằng cách khuấy đều lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà trong nước dấm gạo (dấm chế biến từ gạo) tạo ra dung dịch dấm trứng để cho người thấp khớp (khớp xương), người già, và người có bệnh uống chung với mật ong mỗi sáng khi bụng còn đói, uống từ 5 đến 7 ngày, để cho phục hồi sức khỏe. 
     Người ta dùng phân gà để bón cây và dùng lông gà để làm chổi lông gà quét bụi trong nhà. Người Việt ta còn dùng gà để bói (kê bốc). Người ta dùng gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà để bói. Tùy theo mỗi nơi người ta ấn định thế nào là tốt và thế nào là xấu trước khi giết gà đem lễ để bói. Thêm vào đó, người ta còn dùng tiếng gáy của gà để bói nữa. Thường thường gà gáy sáng thì tốt và gáy vào buổi chiều thì xấu cho gia đình.
Gà Trống:  Gà trống trông oai vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng ả, và nhiều màu sắc. Thêm vào đó, gà trống còn có cái mào đỏ chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu diều hay diều gà ở cổ (diều là cái bíu hay cái bọc chứa đồ ăn ở ngay dưới cổ của một vài loại chim), và có cựa gà ở mỗi chân. Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân gian. Gà Trống còn có một điểm rất đặc biệt khiến người dân Việt ở thôn quê coi gà trống giống như cái đồng hồ vì tiếng gáy “o! o!” của gà trống rất đúng giờ
  Gà mái:  Gà mái thì có vẻ nhã nhạn và khiêm nhường. Lông của gà mái thì màu vàng và lấm tấm đen. Đầu gà mái cũng có mào gà màu đỏ, nhưng rất nhỏ. Gà mái có đuôi ngắn hơn gà trống và không có bầu diều ở cổ. Gà mái gáy “cục cục, cục ta cục tác,” gà con thì kêu “chíp chíp chíp.” Gà mái rất bận rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con còn gà trống thì không để ý đến…
  Gà là một con vật thuộc loại gia cầm, Gà rất thân quen trong đời sống người dân và trong văn hóa của Việt Nam không biết từ bao giờ.Nói về gà, người ta cũng phân ra nhiều loại, thông thường người ta thường nuôi hai loại, gà chân dâu (chân mầu vàng) và gà chân chì (chân mầu xám đen) ... Người ta thường nói gà chân dâu da vàng, lông đẹp và thịt thơm ngon hơn gà chân chì... Ngoài ra họ còn nuôi thêm loại gà nhỏ như chim, loại này được gọi là gà ác, thường thì loại này được dùng chung với các vị thuốc để chữa bệnh... Gà nòi dùng đề chơi đá gà, thường loại này rất đắt tiền và được chăm sóc rất kỹ để đá độ... Gà tre cũng ít khi dùng ăn thịt hay đá độ, loại này trông rất đẹp, nhỏ như gà rừng, người ta thường nuôi như chim chóc để làm kiểng trong nhà....
 Trong văn hoá Viêt Nam , Gà là một loại gia súc không thể thiếu trong mọi sinh hoạt, nhất là những ngày lễ, tết... Dù biết bao nhiêu biến đổi thăng trầm của lịch sử, đến ngày nay dù thế giới có văn minh đến đâu, thực phẩn cũng đã phát triển rất nhiều, nhưng thịt gà vẫn được coi như là một loại thức ăn ngon, quý trong mọi gia đình tại Việt Nam.
Gà trong Quan hôn tang tế: Tại Việt nam, bất cứ một bữa tiệc hay đình đám đều được nhắc đến gà... Ðám ma cũng phải có gà, đám cưới cũng có gà, tụ tập hội hè cũng không thiếu bóng dáng thịt gà... Ngày trước nhà trai đi rước dâu không thể thiếu mâm xôi, con gà mặc dù đã có cả lợn..
Gà trong ngày tết. Vào dịp cuối năm, từ người khá giả, quan quyền, đến bình dân nghèo khó, cũng phải thu vén làm sao cho có con gà để cúng tổ tiên và làm lễ vật đi tết các bậc trưởng thượng. Gà luôn luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là những chàng rể đi tết nhạc gia, tết Thầy cô dạy học ( ở làng quê xưa )
Trong dịp đầu năm, người dân còn dùng bức tranh một chị gà mái đang dẫn một đàn con để tượng trưng cho tình mẫu tử và sự xum họp hạnh phúc gia đình, ý nói đông con nhiều của như trong quan niệm “Ða tử, đa tôn, đa phú qúy...” Một vài nơi cũng có tục bói quẻ đầu năm bằng bằng chân gà...
Một số món ăn về gà... Trước năm 1975, khi miền Nam còn đương thời phồn thịnh trong chế độ tự do, người ta quảng cáo rất nhiều món ăn về gà, từ gà bẩy món cho đến gà chín món.... Ngoài ra còn rất nhiều nơi “chuyên trị” về gà như gỏi gà, gà xé phay, gà nướng, gà quay , gà sào lăn. gà hấp muôí , gà luôc, gà sối mỡ, cơm gà , cháo gà, miến gà. phở gà,v,v...Những loại gà được ưa chuộng nhất là gà gìo, loại này chưa đến tuổi giao tiếp với nữ sắc nên còn đầy đủ chất bổ... Gà trống thiến , còn được gọi là gà thái giám, loại này rất béo và nhiều thịt... Gàợ mái dầu là loại mới đẻ có một lứa nên cơ thể phát triển đầy đủ, thịt rất ngon, điều này có lẽ giống như câu “Gái một con trông mòn con mắt” thì phải... Gà mái tơ là loại chưa đến thời gian díu lăng nhăng nên ngon thơm như gà giò, v,v, đặc biệt món gà luộc của người miền Bắc thường đi kèm vơi lá chanh cho tăng mùi thơm của thịt gà như bài ca dao“Con gà cục tác lá chanh.Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi…” Ngày xưa, các cụ cấm con cháu không được ăn chân gà vì sợ run tay, viết chữ nho không đẹp, viết như gà bới. Nhưng ngày nay ta thấy trong mấy nhà hàng người Tầu, món chân gà ăn rất ngon và có cái tên rất hay, đó là món “Phụng trảo”... Da gà cũng bị cấm không được ăn nhiều vì sợ phong... Nhưng ngược lại da gà lại là một món ăn ngon như trong câu tục ngữ “Kê bì, ngư cốt” vậy… Ở tại Việt Nam, trong tình trạng kinh tế khó khăn, nên trứng gà rất qúy, người ta thường đi thăm người bệnh nhân hay sản phụ bằng trứng gà, và được coi như là khá giả, trịnh trọng... Tuy nhiên trứng gà thối cũng có chỗ dùng để đón tiếp những nhân vật tai tiếng làm phiền lòng dân …
Gà trong ngôn ngữ thông thường của dân gian: Trong ngôn ngữ dân gian, người ta dùng gà để ám chỉ nhiểu lãnh vực hay hiên tượng khác nhau: -Khi người ta chê bai tính sợ sệt nhút nhát hay hèn mọn, họ thường dùng những chữ như gà rù, gà chết, gà mắc phong, gà toi, gà nuốt dây thung,v,v...Ðối với những kẻ bất tài, thiếu can đảm, thiếu ý chí trong xã hội, thường quanh quẩn trong một lãnh vực nhỏ nào đó để kiếm lợi, người ta phê bình là loại “gà què ăn quẩn cối xay” ... Nếu một người nào làm việc gì cứ lăng xăng, vội vã, xốn xang, người ta ví như gà mắc đẻ .
Trong lãnh vực y học: Trong lãnh vực y học cũng có nhiều căn bệnh mang chữ gà như bệnh quáng gà (mắt), ho gà (đường hô hấp), mồng gà (phong tình),v,v...Trong những ngày giáp tết năm Mùi và kéo qua đầu năm Thân vừa qua, bệnh cúm gà đã hoành hành tại một số nước như Việt nam, Nhật, Ðại Hàn, Ðài Loan và Thái lan ,v,v... Bệnh này con nguy hiểm hơn bệnh Sarr. Riêng tại VN bệnh cúm gà đã cướp mất mấy chục mạng người. Nói đến sự quan trọng của con gà, ngày xưa ngươì ta đi học bất cứ một nghề gì cũng phải có con gà cúng tổ....Con gà thường trực trong phong cảnh nông thôn, từ vườn rộng rào thưa, đến ngã ba sông nước bốn bề, sớm trưa, chiều tối ; con gà thân thiết trong tâm cảnh Việt Nam, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cục tác lá chanh, đến bàn thờ ông bà ngày giỗ tết, vào đến văn thơ, tranh pháo ngày Xuân.
Hình tượng con gà có lẽ được thấy nhiều nhất trong nhiều loại tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng. Ngày xưa người ta hay treo tranh Gà với dụng ý trừ tà, có lẽ vì con gà gáy sáng, có khả năng xua đuổi bóng tối và tà ma, mang lại ánh sáng, bình an, tin tưởng, sức khỏe …




Các Nhân Vật Tuổi Dậu Trong Lịch Sử:
*Tuổi Ất Dậu: -Đinh Bộ Lĩnh (925-979) Tức vua Đinh Tiên Hoàng, lập nước độc lập đầu tiên: Đại Cồ Việt-Đoàn Thị Điểm (1705-1746)Tác giả Truyền Kỳ Tân Phả, và được xem là dịch giả Chinh Phụ Ngâm -Nguyễn Du ( Thực ra ông tuổi Dậu , phải tính là năm 1765. Nhưng ngày sinh của ông lại là 3-1-1766). Tác giả truyện Kiều mất năm 1820- Trịnh Hoài Đức( 1765-1825) Phò tá vua Gia Long. Tác giả Gia Định Thành Thông Chí -Đặng Huy Trứ (1825-1874) Làm Quan tiều Thiệu Trị, Tự Đức. Đưa nghệ thuật Nhiếp Ảnh vào Việt Nam- Phạm Thận Duật ( 1825-1885) Đại diện nước ta ký hiệp ước Patenôtre. Bị Pháp đày sang Châu Phi, mất giữa đường bị vất xác xuống biển.
*Tuổi Đinh Dậu:-Nguyễn Trực(1417-1473) Trạng nguyên đời Lê Nhân Tông. Tác giả Bối Nhĩ Tập-Trương Vĩnh Ký(1837-1898) Người thông thạo nhiều thứ tiếng, được xếp vào hạng các học giả thế kỷ 19. Chủ bút tờ Gia Định báo.
*Tuổi Kỷ Dậu:-Hà Tây Nguyên ( 1789-1839) Danh sĩ thời Minh Mệnh. Tác giả Tốn Phủ Thi Tập -Trần Xuân Soạn ( 1849-1923) Phò tá vua Hàm Nghi, kháng chiến Cần Vương chống Pháp -Hoài Thanh(1909-1982)Nhà phê bình văn học, tác giả Thi Nhân Việt Nam
*Tuổi Tân Dậu:-Đào Nguyên Phổ (1861-1907) Đình Nguyên hoàng giáp, chủ bút tờ Đại Việt Tân báo năm 1905- Lương Định Của ( 1921-1975) Tiến sĩ Nông nghiệp, tạo được nhiều giống lúa, khoai, ngay trong & sau thời thời kỳ ta kháng chiến chống Pháp
*Tuổi Quý Dậu:-Giang Văn Minh (1573-1637 ) Đỗ Thám hoa, làm quan triều Lê, đi sứ bị nhà Thanh giết- Nguyễn Huệ ( 1753-1992) Tức vua Quang Trung, đã đánh tan đội quân xâm lực nhà Thanh của Tôn Sĩ Nghị ( chiến thắng Đống Đa 1789)


NGUYỄN NINH THUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét