Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Ủy Ban Phát Triển Little Saigon tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập danh xưng Little Saigon.

Westminster/Nguyễn Ninh Thuận- Hưởng ứng lời mời của Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, chiều Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018; đồng hương, đại diện các hội đoàn chính trị & đại diện chính quyền đã đến hội trường thành phố Westminster, 8200 Westminter Blvd ngồi đứng trong ngoài hội trường rất đông để tham dự buổi kỷ niệm 30 năm thành lập danh xưng Little Saigon.MC:cô Lê Bích Trâm và NV Chu Tất Tiến  Sau nghi thức chào cờ Việt Mỹ & phút mặc niệm do Hải Quân Đinh Quang Truật điều khiển, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ hát quốc ca Việt Nam, em Thụy Ân hát quốc ca Hoa Kỳ; GS Trần Đức Thanh Phong  thay mặt ban tổ chức chào mừng quan khách và trình bày diễn tiến hình thành Little Saigon  có đoạn nói: “
<!>
Năm 1983, đường Bolsa lèo tèo vài quán ăn như Thành Mỹ và Tây Hồ và phở Hòa dưới Santa Ana. Rồi khi (ông) Triệu Phát thành lập Phước Lộc Thọ, ai cũng tưởng sẽ có phố Tàu ở đây như khắp nơi trên đất Mỹ...10 thành viên trong số 15 người trong ủy ban đã qua đời. Chúng tôi chẳng tài cán gì cả. Chẳng qua là có chút thời gian thôi...Hôm nay khi đấu tranh để có một danh xưng chính thức và để quê hương thứ hai của cộng đồng gốc Việt không trở thành một phố Tàu, chính bản chúng tôi cũng không biết tầm mức quan trọng của công việc ấy. Lúc ấy, chúng tôi không biết Little Saigon là gì cả. Không biết địa chỉ bưu điện của Little Saigon là ở đâu, chỉ biết chúng ta phải có khu vực của riêng chúng ta…. Mở một tiệm phở, một tiệm giặt ủi cũng là góp phần phát triển cộng đồng. Tôi xin dùng chữ Little Saigon ngắn gọn để diễn tả một nơi sinh sống của chúng ta ở hải ngoại, quan trọng hơn là Saigon chính hiện giờ đã bị mất tên ở trong nước... Ba mươi năm trước đây, có một buổi họp sau khi Little Saigon được khai sanh, buổi họp đó cũng đông đảo như chúng ta bây giờ, và đã chọn ra, không phải vì những người này tài giỏi hơn ai, nhưng vì những người này có chút thì giờ, và đã chọn được 15 người. Hiện bây giờ 10 người đã ra đi! (nói đến đây ông không nén được xúc động và đã khóc).

 Little Saigon không phải là một hội đoàn, Little Saigon cũng không phải là một thành phố, người ta cũng không ai biết biên giới của Little Saigon từ đâu đến đâu. Và hỏi Little Saigon là cái gì? Nhiều người cũng không biết, nhưng tôi xin nói, Little Saigon là đất hứa của chúng ta. Cái hồn này mới quan trọng! Khi được chính thức khai sanh bởi ông Thống Đốc George Deukmejian, ông từ Sacramento xuống cắt băng khánh thành tấm bảng Little Saigon Next Exit vào ngày 17.6.1988 và chính thức công nhận Little Saigon là một đặc khu kinh tế của người Việt đầu tiên trên đất Mỹ...
 Tấm bảng “Little Saigon Next Exit” dựng ở xa lộ 405 và 22 bị phá hoại, bị đổ sơn lên, cưa chân bảng cho gẫy, thậm chí bị bắn lủng lỗ rồi đến âm mưu của người Hoa muốn biến khu này thành China Town, thành Asia Town nhưng không thành rồi dần dần như chúng ta thấy, Little Saigon đã vững mạnh và phát triển như ngày nay, trở thành một thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản, tấm bảng Asia chỉ vào khu Phước Lộc Thọ cũng như khu chợ Á Đông đã được thay bằng tấm bảng Little Saigon, tên đường Bolsa cũng được thêm tên là đường Trần Hưng Đạo, và đặc biệt, Little Saigon có tượng đài Việt Mỹ, tượng đài Đức Trần Hưng Đạo, Tượng đài Vua Quang Trung...”


  Tiếp theo, Ông Phùng Minh Tiến, Tổng Thư Ký của Ủy Ban Phát Triển Little Saigon lên kêu gọi mọi người nên dẹp bỏ xích mích, tị hiềm mà hãy nhớ rằng tất cả chúng ta là những người mang “căn cước tị nạn” trên quê hương mới này!  Có đoạn nói Sau ngày 30.4.1975 làn sóng người Việt tỵ nạn đến Hoa Kỳ mỗi ngày một đông và tập trung nhiều nhất tại Nam California, con đường Bolsa, Brookhurst bấy giờ thưa thớt nhà cửa mà nhiều khu là những vườn trồng dâu. Đầu tiên có nhà báo Du Miên và nhà báo Đỗ Ngọc Yến hợp tác ra một tờ báo lấy tên là Người Việt Cali....15 người được bầu vào Ủy Ban Phát Triển Little Saigon là giáo sư Nguyễn Tư Mô, nha sĩ Phạm Đình Tuân, giáo sư Trần Đức Thanh Phong, nhà báo Đỗ Ngọc Yến, bác sĩ Võ Tư Nhượng, đại tá Lê Khắc Lý, cụ Phạm Thanh Liêm, giáo sư Nguyễn Hữu Bào, luật sư Phạm Văn Phổ, ông Vũ Bội Minh Giao, thẩm phán Nguyễn Văn Vân, ông Đặng Bá Huy, kỹ sư Bùi Bỉnh Bân, tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng và cá nhân tôi-Phùng Minh Tiến. 10 vị trong số 15 người trên đã qua đời, người ra đi gần đây nhất là kỹ sư Bùi Bỉnh Bân. Công lao của luật sư Trần Thái Văn, lúc đó ông đang là sinh viên và làm việc cho văn phòng Nghị Sĩ Tiểu Bang Ed Royce, ông đã vận động chính quyền thành phố Westminster ra Nghị Quyết số 58, ngày 22.6.1987 công nhận Little Saigon là một đặc khu thương mại và văn hóa của người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam và vận động Tiểu Bang công nhận Little Saigon, sau này ông trở thành Luật Sư và là người Việt đầu tiên trở thành Dân Biểu Hoa Kỳ mở đường cho giới trẻ gốc Việt tham gia vào dòng chính Hoa Kỳ ngày càng nhiều hơn…. Theo thống kê năm 2010, dân số người Việt tại quận Cam có 189,445 người, có khoảng 4000 cơ sở thương mại; con số này hiện đã gia tăng rất nhiều. Hiện nay các thành phố Westminster, Garden Grove, Fountain Valley đều có các Thị Trưởng và Nghị viên là người gốc Việt…


  Sau mục vinh danh Ban Vận Động Thành Lập Danh Xưng “ LITTLE SÀIGON”, Ca Sĩ Tuấn Khải hát “ Cùng Nhau Đi Tới Sài Gòn”- Lời kêu gọi Thế Hệ Nối Tiếp do NV Trần Phong Vũ trình bày-Ô. Nguyễn Tư Thăng /Thế Hệ Trẻ Đáp Từ
   Nối tiếp, Thị Trưởng Wesminster Tạ Đức Trí lên cam kết, thành phố Westminster sẽ liên kết với các thành phố lân cận tạo thành một thành trì chống Cộng mạnh mẽ nhất tại hải ngoại, sau đó  ông trao Bằng Tưởng Lục cho Ủy Ban Phát Triển Little Saigon. 
   Nghị Sĩ Janet Nguyễn cử dược sĩ Nguyễn Đình Thức đại diện đến phát biểu và trao Bằng Tưởng Lục cho tất cả các vị trong Ủy Ban Phát Triển Little Saigon. Ông Lý Vĩnh Phong, đại diện Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal cũng được mời phát biểu và trao Bằng Tưởng Lục cho Ủy Ban Phát Triển Little Saigon. Người phát biểu sau cùng là nhà văn Trần Phong Vũ, ông có lời kêu gọi thế hệ tiếp nối công việc phát triển Little Saigon của các thế hệ đi trước…. 
    Chương trình văn nghệ rất hay & đa dạng... CLBTNS mở đầu hợp ca nhạc phẩm “Việt Nam ơi! Việt Nam ơi!”, tiếp đến là nhạc phẩm “Tình Hoài Hương” do Thanh Nguyên, Bích Thủy và Vương Lan hát, ca sĩ Tuấn Khải trình bày bản “Ghé Bến Saigon,” Chu Tất Tiến, Hồng Tước và Vương Lan hợp ca bài “You raise me up.” Hội Trùng Dương do ban hợp ca cựu nữ sinh Trưng Vương trình bày dưới sự điều khiển của ca trưởng, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận. Ca sĩ Túy Hoa, Bích Thủy, Kim Loan, Hồng Tước, Vương Lan, bé Thụy Ân, Cựu Học Sinh Liên Trường/ Chiến Sĩ Vô Danh, Cựu Nữ Sinh Gia Long, Lớp Dưỡng Sinh Chu Tất Tiến lần lượt trình bày nhiều nhạc phẩm. Hoạt cảnh “Áo Dài VN” do CLBTNS trình bày. Nhạc phẩm cuối cùng “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” do toàn ban văn nghệ giúp vui CT đã chấm dứt chương trình Kỷ Niệm 30 Năm Thành lập danh xưng Little Saigon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét