Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

RA MẮT SÁCH "VIỆT NAM, NỖI ĐAU VÀ NIỀM HY VỌNG " của Nhà văn TRẦN PHONG VŨ - Nguyên Ninh Thuân

Westminster/Nguyễn Ninh Thuận- Là một phóng viên cho các báo, chúng tôi đã tham dự nhiều buổi ra mắt sách, nhưng hôm nay trưa Chủ Nhật 18-3-16, tại hội trường Civic center chưa có buổi ra mắt sách nào đông và thiếu ghế ngồi, khách phải đứng phía sau và bên ngoài rất nhiều… cho đến 3:00 pm giây phút cuối của buổi sinh hoạt, hầu như ít có ai về sớm. Đó là tất cả sự ngưỡng mộ và trân quý của mọi người giành cho nhà văn Trần Phong Vũ với những nỗi đau và cả niềm hy vọng trong cuốn sách “Việt Nam, nỗi đau và niềm hy vọng” là chủ đề cuốn sách.
<!>

  Có những khách tham dự mà tác giả đã đích thân lên giới thiệu để như tỏ lòng tri tình như:- Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Giáo Sư Trần Đức Thanh Phong, gia đình cựu nghị sĩ VNCH Nguyễn Văn Huyền và một số dân cử trẻ của các thành phố Westminster và Garden Grove. Cũng có rất nhiều giáo sư, bác sĩ, văn thi sĩ, những người trong giới văn học, truyền thông, trí thức,  người quen biết trong cộng đồng người Việt ở Nam Cali.mà tác giả cũng chỉ trân trọng gửi lời cảm ơn chân thiết chung vì không có thì giờ giới thiệu riêng từng người... MC Bác sĩ Trần Việt Cường thật tuyệt vời . Văn nghệ  ca sĩ cũng rất đặc sắc...
  Nghi thức chào cờ  Việt Mỹ, phút mặc niệm do Ban Tù Ca Xuân Điềm & Ca Sĩ Quỳnh Hương hát quốc ca Hoa Kỳ thực hiện

  Bác Sĩ Trần Văn Cảo, tay bặt BTC giới thiệu tác giả cuốn sách“Việt Nam, nỗi đau và niềm hy vọng”: nhà văn Trần Phong Vũ là một nhà giáo, một nhà truyền thông, từng là tác giả của hàng chục cuốn sách về nhiều đề tài về xã hội đến người dân Việt cả trong và ngoài nước. Tác giả Trần Phong Vũ còn là một thành viên của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương…
  Diễn giả giới thiệu đầu tiên  là kỹ sư Đỗ Như Điện với lời phát biểu: “…Trước hết cám ơn nhà văn Trần Phong Vũ đã tin tưởng trao cho tôi đọc  và thẩm định nội dung tác phẩm Việt Nam Nỗi Đau và
Niểm Hy Vọng của ông. Vì sự quen biết đã lâu qua nhiều sinh hoạt, tôi rất hân hạnh nhận lời làm một việc mà tự biết khả năng rất hạn hẹp của mình khó có thể hoàn thành tốt được việc này. ..Vì tôi rất bận rộn điều hành đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi, nên khi nhận sách, tính nhẩm trong bụng sẽ đọc xong trong một tuần lễ. Nhưng khi mở sách ra, lướt qua mục lục, nhìn con số 72 chương với tổng cộng 664 trang, in khổ chữ tương đối nhỏ với con mắt đã yếu của tôi. Thú thật tôi hơi choáng váng, nhưng đã nhận lời rồi, không nỡ từ chối. Vả lại tôi cũng bị cuốn hút bởi những tiêu đề trong các chương sách...  Vì vậy tôi chỉ sơ lược qua một vài nét đặc biệt, hy vọng sẽ không quá thời lượng cho phép.
Tôi vẫn giữ một nguyên tắc ‘bất thành văn’ khi điểm sách, là không thảo luận với tác giả, để khi đọc mình có những nhận xét thật sự khách quan, nhất là những đề tài có thể gây tranh cãi mà tác giả nêu ra.
-Hình thức tác phẩm:
Nhìn cuốn sách rất bắt mắt, cho thấy tác giả và nhà xuất bản đã chăm sóc tác phẩm rất kỹ lưỡng. Sách được in trên giấy  tốt, bìa cứng, màu sắc lộng lẫy, trình bày trang nhã do Từ Phong thực hiện. Viết theo thề văn xuôi, thuộc loại  “tạp luận”, do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2017. Hình bìa, tuy không chú thích, nhưng người đọc cũng nhận ra đó là cảnh ngập lụt, có lẽ do hậu quả việc xả lũ “theo đúng qui trình”, ở một nơi nào đó ở VN. Trên dòng nước đục ngầu, một con thuyền nhỏ có hai em bé, hình như đang vớt những vật dụng trôi nổi, hoặc đi tìm kiếm cha mẹ, người thân trong số hàng trăm người đã bị nước cuốn trôi, cùng với nhà cửa gia súc hoa màu ở nhiều tỉnh Miền Trung mấy năm qua.
Về bố cục, sau lời nói đầu của chính tác giả, đến mục lục, sách được chia ra 4 phần và một phụ lục, mỗi phần gồm nhiều chương, có 72 chương, mỗi chương là một  đề tài khác nhau.
Để hoàn thành một tác phẩm đồ sộ này, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn trong một thời gian rất dài, nhưng phần chính dựa vào bối cảnh, và những sự kiện xảy ra trong hai năm 2016-2017…
Ngay trong phần ‘vào sách’, tác giả đã dành ra gần 17 trang để tóm tắt bố cục và phân định thành từng phần theo chủ đề và nội dung.
*Phần một gồm 20 chương, cũng là 20 đề tài mà tác giả gọi là “góc nhìn từ trong nước”, căn cứ vào những bài viết, những livestream, youtube của những người như bà Nguyễn Nguyên Bình, nhạc sĩ Tuấn Khanh, Trần Đình Sử, Huỳnh Quốc Huy, Lê Văn Thành, bé Nguyễn Bích Ngân, TS Phạm chí Dũng, Đặng Chí Hùng, đặc biệt là diễn viên hài độc thoại Dưa Leo Nguyễn Phúc Gia Huy. Đây chính là những chứng từ của những người trong cuộc, đã phơi bày bộ mặt thật nhơ nhớp của xã hội VN, trong hầu hết các lãnh vực của cuộc sống. Qua phần một của sách, tuy có rất nhiều điều đáng chú ý, nhưng riêng tôi nhận thấy có một điểm nổi bật nhất, đó là CS đã và vẫn còn thành công trong  công tác ru ngủ được đa số người dân Việt Nam.
*Phần hai với chủ đề tôn giáo và chính trị,  gồm 11 chương, dài 98 trang. Đây là một chủ đề lớn, phức tạp  và rất tế nhị, dễ gây hiểu lầm, có thể dẫn đến tranh cãi. Vì là một tín đồ Kitô Giáo, nên tác giả tỏ ra thận trọng trong cách diễn đạt suy nghĩ của mình khi đề cập đến các tôn giáo khác. Ngược lại ông tỏ ra cương nghị, thắng thắn, đầy trách nhiệm của một tín đồ, một công dân công giáo để mổ xẻ phê phán những điểm tiêu cực trong phạm vi Hội Thánh Công Giáo.
 Mở đầu phần này là một vấn nạn, nếu không kiên nhẫn đọc hết bài này và các bài kế tiếp, có người sẽ cảm thấy bực bội đến nổi giận với tác giả. Trong phần này cũng như các phần khác, tác giả đều dựa vào các sự kiện đã và đang diễn ra tại VN, như các bài viết của Tịnh Khê, của Xuân Hàn. Cuộc dấn thân của LM Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thực, Phan Văn Lợi….. Sự kiện CS triệt hạ Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm. Cuộc gặp gỡ giữa giám mục Hoàng Đức Oanh và Hòa Thượng Thích Không Tánh, đều được tác giả phân tích bình luận một cách sấu sắc. Ai trong chúng ta cũng biết rằng, tôn giáo có liên hệ chặt chẽ với đời sống tâm linh của đa số quần chúng, và là gốc rễ của luân lý đạo đức trong xã hội, nhưng điều nghiệt ngã là chế độ CS luôn tìm đủ mọi cách để triệt tiêu tôn giáo, hệ quả là đạo đức luân lý xã hội suy đồi như hôm nay. Tuy CS chưa hoàn toàn thành công trong việc triệt tiêu tôn giáo, nhưng các tôn giáo đang gặp muôn vàn khó khăn, dù là Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo hay Tin Lành…
*Phần ba tác giả tập trung vào biến cố Formosa, với 89 trang trong 10 chương. Nội dung các chương này trình bày những điểm  chính:
Formosa nằm trong kế hoạch thâm độc của Trung Cộng nhắm phá hoại mội trường, kinh tế, an ninh của VN. Những bài học mà Nhật đã hứng chịu tại Minamata, cũng như vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico Hoa Kỳ.
Sự tranh đấu của giáo dân nạn nhân và sự dấn thân của một số LM thuộc giáo phận Vinh, và cách ừng phó của CSVN.
Bài học từ vụ án Trịnh Vĩnh Bình có thể giúp kiện Formosa và nhà nước CSVN được không?
Đặc biết tôi chú ý đền một chi tiết ở chương 36, trang 342 với tiêu đề: “Biến cố Formosa, một cơ hội bằng vàng”.  Cơ hội ấy nếu quần chúng có tổ chức, có kế hoạch, có cán bộ được huấn luyện để đưa cuốc đấu tranh từ 10, 000 người lên đến vài trăm ngàn, được người dân cả nước hướng ứng, thì sự gì sẽ xảy ra. Tiếc thay!
*Phần 4.  Với chủ đề: Chế Độ Trước Thế Nhân Dân, trong 120 trang sách chia làm19 chương,  tác giả đề cập đến nhiều vấn để đi sâu vào lãnh vực chính trị, từ việc TBT Nguyễn Phú Trọng phải làm gì trước hiện tượng  “tự diễn biến – tực chuyển hóa” trong hàng ngũ đảng viên, lây lan qua tất cả các cơ cấu đảng và nhà nước, kể cả quân đội và công an. Rồi nạn tham nhũng xem ra vô phương cứu chữa. Sự kiện tướng công an Trương Giang Long khẳng định quyết tâm thôn tính VN của Bắc Kinh, và tiết lộ âm mưu cài cắm cán bộ Tàu vào guồng máy cai trị của VN, khiến cho đảng CS hết sức bối rối. ..
Đứng trước những thách đố tại quốc nội, CS tìm cách xâm nhập vào các cộng đồng người Việt Quốc Gia định cư ở nước ngoài qua nghị quyết 36, bằng nhiều phương thức khác nhau, như xâm nhập truyền thông, văn hóa, thương mại, văn chương, nghệ thuật…..

*Phần phụ lục. Tuy là phụ lục, nhưng có số trang và số chữ nhiều nhất, gồm một số bài nghị luận viết rất công phu, phân tích sâu sắc của tác giả. Hai bài viết về LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, và  cố GM Lê Đắc Trọng; hai bài của thân hữu, ba tài liệu, dài nhât là tở trình gửi các giám mục Việt nam của Nguyễn Văn Chất. Đây là những tài liệu quí hiếm rất có giá trị lịch sử...Đây là một kho dữ liệu có thể dùng để tham khảo và hỗ trợ cho việc nghiên cứu lịch sử và khoa học chính trị  Việt Nam
Ghi lại nhiều chứng từ của nhiều biến cố tại VN trong thời gian 30 năm qua, cao điểm là các năm 2016-2017…

Sau cùng, đây là một chúc thư, một thông điêp viết từ đáy tim của một người lớn tuổi, yêu quê hương, dân tộc Việt Nam tha thiết, muốn gửi lại trọn tình trọn nghĩa, và niềm hy vọng các thế hệ tương lai.


 Tiếp theo Ô. Trần Văn Liêm/Diễn Đàn Giáo Dân ... Ô. Trần Quốc Bảo  đề cập đến tôn giáo và chính trị, tác giả đã có những nhận xét phân tích phán đoán rất là can đảm nói lên những sự thực khách quan.Tất cả các diễn giả cũng đã  khen ngợi & giới thiệu xoay quanh cuốn “Việt Nam, nỗi đau và niềm hy vọng”& tác giả NV Trần Phong Vũ mà Kỷ Sư Đỗ Như Điện đã trình bày…
  Phần giới thiệu sách được ra mắt qua hình thức được mở khăn trùm đỏ trên hai chồng sách trên chiếc bàn trước sân khấu. Đó là ông Trần Quốc Bảo, Giáo Sư Trần Huy Bích và Giáo Sư Nguyễn Đình Cường thực hiện...

  Sau cùng là lời chia sẻ, cám ơn của NV Trần Phong Vũ với quan khách tham dự & các diễn giả cùng các ca sĩ giúp vui trong Ban Tù Ca Xuân Điềm…những ca đoàn thánh ca tại các nhà thờ qua những bài ca nhớ về Saigon, quê hương đất nước. Riêng tiếng hát thanh trong cao vút của ca sĩ Quỳnh Hương, một thân hữu của tác giả, qua tuyệt phẩm “Đêm Đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã làm mọi người tham dự phải vỗ tay nồng nhiệt….Phần đông quan khách đã vui vẻ ở lại dùng thức ăn nhẹ để sẳn trong hộp, trên tay mọi người ôm cuốn “Việt Nam, nỗi đau và niềm hy vọng” và tâm tình với tác giả….

Nguyên Ninh Thuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét