Danh sách Blog của Tôi

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

KỶ NIỆM/Trích Truyện Dài Tình Cảm Xã Hội NỖI LÒNG & KHÁT VỌNG / Sentiment & Aspiration - Nguyễn Ninh Thuận


Cứ mỗi buổi chiều khi ánh nắng bắt đầu nhạt dần, nhạt dần… Hoàng hôn từ từ buông xuống cảnh vật xung quanh trường Triệu Hải in bóng một thương binh ngồi buồn trên chiếc xe lăn bên bờ hồ nước chảy róc rách. Người đàn ông đó là Nhân tìm đến ngôi trường đổi tên để nhớ về ngôi trường cũ Nguyễn Hoàng…
- Chỗ mình ngồi hiện nay, trước kia là văn phòng của thầy hiệu trưởng, trước mặt là nhà để xe và bàn đánh ping pong!
Những kỷ niệm xa xưa lần lần hiện về trong trí óc Nhân…
    ...Năm Đệ Tam, Nhân mới được thâu nhận vào học Nguyễn Hoàng. Cha chàng chết sớm, mẹ tần tảo mua gánh bán bưng nuôi chàng ăn học. Khi Nhân thi đậu vào trường công thì mẹ theo ra Quảng Trị giúp việc cho một tiệm ăn lấy tiền phụ giúp chàng chi tiêu ăn học. Nhân vào làm gia sư nhà Thầy Cô Thế Oanh, thế rồi gặp gỡ Hoa đang giúp việc cho gia đình cô thầy và hai người yêu nhau tha thiết…
<!>
Tình yêu hai người đẹp như một bài thơ… Nhân thường giúp Hoa trong những công việc nặng nhọc ở nhà như xách nước, giặc giũ mùng mền chiếu gối…tối tối trong khi dạy con Cô Thầy Thế Oanh học thì kèm cho Hoa luôn… Đôi mắt trong sáng, nụ cười và những ân cần săn sóc của Hoa cho Nhân trong mùa chàng thi Tú tài như còn phảng phất đâu đây!.. Những ly chè mát lạnh, chiếc bánh ân tình như còn ẩn hiện trong khung cảnh khi Nhân cùng các bạn đến trường học khuya để luyện thi… Âm vang mật ngọt và những ước hẹn trong trẻo của Hoa như một lời khuyến khích vang dội trong tâm khảm Nhân:
- Anh phải ráng học, anh thi đậu tú tài chúng ta mới có cơ hội tiến tới hôn nhân…
Thế rồi Nhân thi đậu tú tài và vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể tiếp tục lên Đại học. Chàng chọn con đường ngắn nhất trước trả nợ núi sông, sau có thể tiến đến hôn nhân với Hoa, chàng phải vào trường  sĩ quan Thủ Đức…
Từ  trạng  thái  buồn, khuôn  mặt  Nhân chuyển sang giận dữ, hằn học…
 - Nhân tình thế thái! Đốn mạt thật, Hoa nỡ phụ tình ta đi lấy chồng Mỹ !             
“ Người đi một nửa hồn tôi mất! Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ…”
Nhân có hai ý kiến xung đột nhau cứ lởn vởn trong đầu…một bên là tha thứ-  một bên là hận thù… Năm 1999 Hoa nghe tin mẹ nàng bệnh nặng nên có về nước thăm nhà, nghe đâu nàng định tìm gặp Nhân tạ lỗi để xin chàng tha thứ… Suy đi nghĩ lại sợ phiền phức cho chàng vì những con mắt cú vọ công an để ý đến một TPB/VNCH, hơn nữa Hoa nghe em nàng cho biết, Lài vợ Nhân biết rõ cuộc tình của hai người nên hay ghen bóng ghen gió… Nàng  suy nghĩ…
- Mình đã phản bội Nhân, khiến chàng đau khổ gần hết cuộc đời… Mình đã không đem hạnh phúc cho Nhân, thôi thì nay đừng quấy rối hạnh phúc của chàng nữa !…
Nghĩ thế, nên Hoa viết một lá thư và đưa năm ngàn đô nhờ em nàng chuyển đến Nhân. Thời điểm khi đó, với số tiền ấy có thể mua đất mua nhà, hay có vốn mua bán làm ăn...Nhưng Nhân quá hận đời đen bạc, đổi trắng thay đen… nên chàng từ chối sự giúp đỡ của nàng. Mặc dầu khi đó hoàn cảnh gia đình Nhân quá khó khăn cũng như hoàn  cảnh  chung của tất cả mọi người trong nước rất cần tiền…! còn bức thư chàng vò nát, không thèm đọc. Em của Hoa buồn bã cầm tiền về…và sau đó lén gặp Lài giúp đỡ. Riêng Nhân bình tĩnh trở lại vì- giận mà thương, thương mà giận… chàng lượm thư lên đọc và cất trong mình như một kỷ niệm dù trong lòng vẫn hận Hoa…

 Quảng Trị, ngày… tháng…năm…
 Anh thương quí!
 Em van xin anh cho em gọi anh như thế! Dù Anh cứ nguyền rủa em hai tiếng bạc tình ” và căm thù cùng khinh ghét em đi nữa, nhưng em mong anh hãy nhận số tiền ít ỏi đó vì là tâm huyết của em trao về anh và gia đình anh…Em không mong anh tha thứ sự phản bội của em, vì tội em lớn lắm đã làm anh đau khổ triền miên… Em chỉ mong anh thông cảm cho hoàn cảnh đặc biệt của em…khi đó ba em đau nặng cần tiền chữa trị, các em cần tiền để đi học, một điều em hằng mơ ước cho bản thân mình, nhưng không được! Em phải hy sinh tình riêng để tạo hạnh phúc cho các em. Gương Mai, người chị trong Nửa Chừng Xuân xâm nhập em trong cuộc sống…Em đã lỗi hẹn cùng anh, em không học làm cô giáo vì với đồng lương ít ỏi đâu gánh vác nổi gia đình em…Em đi làm sở Mỹ, rồi duyên số đưa đẩy em lấy chồng Mỹ và theo chồng sang Mỹ. Cuộc sống ở Mỹ bước đầu cũng lắm nhiêu khê. Em đã từng bước khắc phục mọi khó khăn, buôn bán xuôi ngược…Bây giờ tình thế đã ổn định, con cái thành tài…Em rất cô đơn nơi xứ người, vì càng lớn chúng theo nếp sống Mỹ, xa rời vòng tay ấp ủ của em, nhưng em lấy đó làm vui để sống,  Tony chồng em về già thích săn bắn hơn là vợ con sum vầy…Xứ lạ quê người em gượng sống cố làm nuôi con và gởi về giúp gia đình qua mấy trận tai biến trong mùa Hè Đỏ Lửa, rồi sau 30- 4- 75…
Anh thương quí, em đã nhẫn tâm phản bội anh để lo cho gia đình. Lương tâm em ngày đêm bị dằn vặt suốt mấy chục năm nay! Bây giờ em lại càng ray rức hơn khi được tin anh bị tàn phế, cưa đứt một chân. Nếu ngày xưa em không phản bội anh thì giờ đây anh đâu bị như thế! Có lẽ hận em, hận đời anh chọn ngành tác chiến, trong khi anh con một được chọn một đơn vị hậu cứ an toàn hơn…Chỉ vì em, mà anh ra nông nổi như thế! Suốt đời em, em ân hận lắm! Nếu còn thương em, anh hãy tha thứ cho em và cho em làm một việc nhỏ là giúp anh và gia đình về tiền bạc vật chất…Em hy vọng một ngày gần đây em sẽ gặp anh và quỳ dưới chân xin anh một lời tha thứ!... Khi đó anh sẽ vuốt tóc em và xem em như một người em thân thuộc…Em nói ít mong anh hiểu nhiều…Chúc sức khỏe anh và gia đình. 
                                                       Thương mến,
                                                              Hoa

Cầm bức thư nhàu nát mà Nhân đã đọc trăm ngàn lần, đến nỗi thuộc cả chấm phết trong thư… Tuy vậy giận hờn không thể rủ sạch trong lòng chàng được!...
        ...Khi nghe tin Hoa bội ước, Nhân đớn đau như muối xác vào lòng… Chàng chọn binh chủng tác chiến để ngày đêm say theo mùi thuốc súng cho quên hình ảnh Hoa. Nhưng trớ trêu thay, muốn quên lại nhớ nhiều hơn nữa…
Nhân ra trường khi các trận chiến khốc liệt xãy ra...và từ ngày về phục vụ Biệt Động Quân đến nay đã hơn một năm rồi mà chàng chưa đi phép về thăm mạ… Nhớ mạ lắm, Nhân mong ước Sư đoàn mình ra hành quân phía Quảng Trị… Thật may, hôm sau có lệnh của Bộ Tham Mưu điều động Biệt Động Quân phối hợp với Thủy Quân Lục Chiến ra Huế trong vụ Biến Ðộng Miền Trung… Nhân được 24 giờ phép thăm mạ. Mạ con gặp nhau, mừng mừng tủi tủi…
Mạ Nhân biết tâm sự của con nên khóc lóc:
- Mạ chỉ có một mình con. Hoa đã lấy chồng yên phận nó! Con có thương nhớ nó cũng vô phương. Con đừng quá nặng chữ tình mà coi nhẹ chữ hiếu… Không phải mạ kể công ơn của mạ với con, nhưng nay mạ già rồi cũng cần con dâu săn sóc khi đau ốm. Con thì đi biền biệt… Mạ cũng muốn có cháu để bồng ẳm với  người ta và khỏi bị ba con khiển trách khi gặp ba con dưới suối vàng. Mạ không mong ước gì hơn, con cưới vợ để quên con Hoa đêể mạ vui vẻ sống thêm một thời gian nữa, chứ cứ như vậy mạ buồn đau ốm chết đi thì con vui sướng gì!..
Lài cô bạn hàng xóm thời thơ ấu nhỏ hơn Nhân mấy tuổi. Thuở nhỏ cùng chơi đùa đi học với nhau. Các trò chơi nhảy dây, ô làng và nhất là đám cưới khi nào tụi bạn cũng xúi Nhân làm chàng rể và Lài hoặc Hoa là cô dâu xinh xắn, đầu đội một vòng hoa dại  do chàng kết bím và một nắm hoa làm đồ sính lễ… Thời gian qua, Nhân lớn lên tiếp tục đi học rồi ra Nguyễn Hoàng học mới có lời thề ước với Hoa. Nhân quên đi cô bạn gái thuở nhỏ phải bỏ dở việc học nửa chừng, nhưng sau nhờ có chương trình đào tạo Giáo viên Ấp Tân Sinh nên trở thành cô giáo dạy trẻ ở quê nhà.
Nhân cơ hội gặp lại con trai, mẹ Nhân nhắc nhở đến Lài...
- Lài là cô giáo ngoan hiền ở sát nhà má, nàng hay qua lại giúp đỡ mẹ vì thế mẹ rất thương và muốn Lài làm vợ của con !
Khi có dịp gặp Nhân là bà lại mang chuyện Lài ra nói với con trai... Đầu năm 1971 Nhân theo đơn vị ra hành quân gần Lương Điền và nghỉ chân tại Mỹ Chánh, chàng ghé thăm mẹ. Bà nhắc lại chuyện hôn nhân của con..
- Ước mong cuối đời của mạ là con lấy vợ để có cháu cho mạ bồng ẳm. Con Lài ở gần nhà mình có cảm tình với con. Nó không những đẹp người và đẹp nết nữa.. Khi con đi đánh giặc, nó lui tới thăm viếng đỡ đần cho mạ khi đau ốm. Mạ muốn cưới nó cho con để hôm sớm với  mạ…
- Thôi được, khi nào gặp mạ cũng nghe nhắc đến chuyện vợ con! Trái tim con đã chết, nhưng con sẽ làm vui lòng mạ, vậy mạ cứ xúc tiến việc hôn nhân của con đi…
Nghịch cảnh thương đau trước cuộc đời,
Gợi tình buồn bã lắm ai ơi!
U uẩn cõi lòng duyên phận mới,
Yêu trong oan trái lệ hằng rơi...
Anh vẫn yêu em trọn cuộc đời,
Nên tình đời lắm cảnh không vui...
Ngỡ ngàng khi biết em gian dối.
Im lặng đau thương suốt cuộc đời.
Ngậm ngùi lưu luyến chút tình xưa!
Hỏi kẻ bạc tình thức tỉnh chưa?
U uẩn trong lòng lắm đổi thay!
Nên cùng ai đó chung vai bước...

Sau đó một đám cưới ấm cúng của Nhân và Lài được tổ chức qua sự chứng kiến của hai họ và bà con thân thuộc. Hết tuần trăng mật, Nhân trở về đơn vị ra chiến trường An Lộc...
Trận chiến thật khốc liệt, tưởng rằng Nhân bị bỏ thây nơi trận địa khi đại đội chàng bị vây hãm tại An Lộc. Nhưng với ý chí cương quyết của toàn đại đội đã giữ vững được vị trí quyết thủ trước một lực lượng ghê gớm của Việt Cộng cả về người lẫn hoả lực kinh hồn của đại pháo và hoả tiển hùng hậu... Từng toán quân BĐQ chia nhau hành động thanh toán bốn chiến xa địch.... Với tinh thần quyết chiến cao độ, toán Nhân triệt hạ một chiếc cầu trong gian nan...
Đứng trước cái chết trong gang tất, lòng người phải quyết định tìm sự sống trong cái chết, nên đã liều thân xung phong và từ đó gặt hái được kết quả-  địch phải thua! Trước thành quả đầu, những toán sau lên tinh thần và bắt sống thêm 2 chiến xa địch nữa... Chiếc còn lại bỏ chạy... Thế là tiếng hô lớn xung phong, rượt địch đến cuối đường...
Tuy thế, Nhân đau đớn, ngã quỵ xuống khi biết Nguyễn Tân, người bạn đã “ ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu ” tại quân trường Thủ Đức, và khi ra trường cũng đã chọn đơn vị BĐQ để chiến đấu. Anh ta từng sát cánh đánh giặc bên chàng thật hăng say… Tân chết trong khi truy kích địch và để lại vợ trẻ và một cháu trai còn thơ dại. Những kỷ niệm, những tâm sự của bạn sống dậy trong lòng  Nhân…
     ...Hồi ở quân trường, Hoa còn là người yêu của Nhân và  Nguyễn  Tân  hay  nhận  được  thư Thùy Hương người yêu đầu đời của chàng. Hai người chìm đắm trong tình yêu đôi lứa và dễ thông cảm nhau, vì “ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu ”  Họ  đọc cho nhau nghe những đoạn thơ tình tứ của các kiều nữ và dệt bao mộng đẹp…
Nhưng Nhân bị tình phụ đã rớt xuống tận cùng của lâu đài tình ái đến xấc bất xang bang. Trong khi Tân cố nén niềm vui của mình để an ủi bạn…Trường tình ái kẻ được người thua, người buồn kẻ vui…
Khi ra trường, Tân chọn đơn vị tác chiến để quyết lăn xả ra chiến trường giết giặc trả thù cho cha mẹ đã bị Việt Cộng giết hại thật dã man. Cha Tân là một nhân viên trong văn phòng . Ông già siêng năng đạt được nhiệm vụ của mình vào buổi sáng trong văn phòng. Vào buổi trưa, ông rời khỏi văn phòng và làm việc trên nông trại cho đến khi mặt trời đã đi rất thấp ở phía chân trời. Một ngày nọ, người cha nghèo đi bộ về nhà, ông đã bị sát hại bởi một du kích với cái cuốc trong tay nhảy ra khỏi bụi cây, phan vào đầu ông. Vụ tấn công xảy ra trong một phút. Rồi sau đó Việt Cọng cũng tìm cách thủ tiêu mẹ Tân. Trong khi còn nhỏ, Tân vuốt mắt cha chết trong cơn tức tưởi, chàng đã có lời thề trước vong linh các chiến hữu là quyết tâm cầm súng giết kẻ tàn ác đã gieo rắc biết bao thảm cảnh đau thương cho anh chị em chàng và cho dân tộc VN. Nguyễn Tân thường vuốt tóc người yêu tâm sự:
- Anh đã có lời thề là cầm súng giết quân thù trong vòng năm năm mới nghĩ đến chuyện lập gia đình. Qua thời gian đó, nếu anh còn sống chúng ta mới tính chuyện sống bên nhau. Em nghĩ sao, tùy em quyết định… Anh không trách em đâu?
- Em đã yêu anh, muốn anh tròn nghĩa hiếu đạo, em sẽ chờ đợi anh. Hương ngã vào lòng người yêu thì thầm…
- Tội cho em  quá! Tội cho em sống trong thời chiến, lại làm người yêu của lính chịu bao thiệt thòi. Có thể mai đây không biết có khóc than cho tình yêu dang dỡ, khóc cho người lính sa trường da ngựa bọc thây không đây?!..
- Em cấm anh nói toàn những lời xui xẻo, lần sau anh còn nói gỡ, em sẽ phạt anh hít đất trăm cái?! Hương khóa miệng người yêu bằng chiếc hôn nồng thắm…
Biết bao nhiêu là vật đổi sao dời, thế sự thăng trầm, nhưng tình yêu của cặp Tân- Hương vẫn bền vững son sắt một dạ thủy chung… Năm năm trôi qua, Nhân có dịp làm phụ rể cho Tân trong đám cưới nhà binh thật ồn ào với các tràn tiểu liên chỉ thiên thay cho tiếng pháo vang rền chúc mừng tân lang và tân giai nhân sắc cầm hoà hiệp… Sau này có dịp về hậu cứ, Nhân ghé nhà Tân, chung vui với hạnh phúc bạn qua bữa cơm thân mật để nghe tiếng bi bô của chú bé mới tập nói… Thế mà bây giờ, Nhân biết nói sao với vợ bạn đây?! Người góa phụ nửa chừng xuân, còn đầy hương sắc, người tình rất mực thủy chung. Đó là mẫu người đàn bà Việt Nam quí hiếm trên đời…
Ngày qua ngày, cõi lòng em buốt giá...
Tủi phận mình mang phải kiếp hồng nhan.
Tha thiết yêu mà duyên tình đứt đoạn!
Đành ôm mối tuyệt tình chôn theo mộ...
Trọn đời em, anh như sao Bắc Đẩu,
Để em mơ, em ước một mùa Xuân.
Dẫu xa anh, em vẫn cảm thấy gần,
Và trọn kiếp mãi thương anh yêu dấu...

Chiến tranh, loạn ly, chết chóc xảy ra, Nhân như nhìn thấy cái chết trước mắt hàng ngày. Chàng nhận thức về sự tàn bạo của kẻ thù và tính chất vô nhân đạo: giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh tại bất kỳ chi phí của cuộc sống.
Đó là Tết
Mậu Thân, tiểu đoàn của Nhân đóng quân bên ngoài thành phố Huế. Các hoạt động chuẩn bị lễ kỷ niệm Tết vẫn còn bận rộn và vui vẻ như bình thường. Ở phía trước hoặc mặt sau của mỗi nhà tiếng nói của người lớn và trẻ em có thể được nghe nhắc nhở nhau làm điều này điều nọ... Người đến hoặc đi ra ngoài trong vội vàng như để đánh bại những khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ trước khi quá muộn. Một cảnh tượng sống động trên tất cả các thành phố, trên cả nước. Âm nhạc của thời gian mùa xuân vang lên từ mỗi gia đình duy nhất tin tức Đài phát thanh phát ra  phát ra liên hồi...
- Chính phủ hai bên đã thỏa thuận ký kết ngừng bắn trong ba ngày Tết để đồng bào vui Xuân...
 Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm như khi nghe tin, cả nước sẽ sẵn sàng để chào đón một năm đầy hứa hẹn. Lệnh ngừng bắn đã được thoả thuận trong ba ngày, bắt đầu từ 0 giờ của năm mới âm lịch. Tại đêm giao thừa của năm mới, một cảm giác kỳ lạ lẻn da của người dân nghe có vẻ to hơn, gay gắt hơn nhiều, và ở mức bất thường và tốc độ...
        Chiều ba mươi Tết Mậu Thân có mưa lạnh… Mọi nhà đua nhau gói bánh tét, bánh chưng và cùng thức để canh nồi bánh, chờ đón giao thừa trong ánh lửa bập bùng... Ngoài phố, các nhà buôn và các nhà khá giả có thói quen đốt từng giây pháo dài từ lầu xuống đất nghe vui tai và khói bay mù mịt… Giao thừa năm nay người ta đốt pháo nhiều hơn mọi năm.
        Đâu đây vang lên những lời thì thầm...
- Sao lạ quá, xen lẫn tiếng pháo có tiếng súng nổ. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng súng phát ra từ đâu?!
- Hãy chú ý đến tiếng ồn, chúng ta có thể nhận ra nó không còn là pháo nổ ở tất cả. Đó là tiếng súng...
 Và họ đã đúng- Những người cộng sản đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Họ đã tấn công trụ sở của Sư Đoàn I Bộ Binh đầu tiên tại đồn Mang Cá. Vị trí này đã là nơi an toàn nhất trong nhiều năm qua, nhiều tổ chức quân sự quan trọng đã đóng: Quân y viện Nguyễn Tri Phương, trụ sở chính của Công ty Reconnaisance Cougar đen, Huế lực lượng Cảnh sát Quốc gia, cơ sở sân bay Thành Nội. An ninh khá nghiêm ngặt, và không ai mong đợi một cái gì đó sẽ xảy ra qua đêm. Các cửa thành kiên cố đều có lính canh gác có ngờ đâu!...
Mồng Một Tết đã thấy bóng dáng vài lính Việt cộng đi trên đường Đinh Bộ Lĩnh và sau đó kiểm soát con đường trước mặt Đồn Măng Cá. Hôm sau đã thấy họ bắt đầu đi từng nhà hỏi thăm tình hình, bắt người này, người khác đi trình diện... Khi đó Đài phát thanh Huế, Tiểu khu, Ty Cảnh Sát, Đồn Mang Cá... Quận Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, căn cứ Mỹ ở Phú Bài, đồn pháo binh Nam Giao, đồn Trường Bia ở chân núi Ngự Bình chưa bị chiếm... Chỉ có Gia Hôi, Thành Nội là bị chiếm.
Bên Tây Lộc gồm Cảnh Sát, Xây Dựng Nông Thôn, quân  nhân về đây tụ họp. Dựa vào địa thế trước mặt có hồ nước, sau lưng có tường thành, bên cạnh có lực lượng bảo vệ đồn Mang Cá và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I, bên ngoài có lực lượng võ trang của quận Hương Trà, hải quân của Mỹ kiểm soát đường sông từ Bao Vinh đến cầu An Hoà, từ Thuận An đến Vỹ Dạ bắn hải pháo yểm trợ cho các đơn vị còn chiến đấu...
Tất cả đã lập được phòng tuyến tự vệ tại nhà thờ Công Giáo Tây Linh. Nhờ ba ngày Tết có xôi bánh và nhà thờ có dự trử lương thực nên lưc lượng chống cự có thức ăn cầm cự gần cả tháng không bị chết đói...
Riêng Việt Cọng, mặt mày non choẹt, búng ra sữa đóng chốt trên thành, chân bị xiềng với súng phòng không, quyết tử thủ thấy mà ghê!  Máy bay dội bom phá sập cửa thành liên tiếp ba tuần mà chưa giải toả được khu vực Việt cộng chiếm đóng. Trong thời gian này chúng bắn chết, bắt bớ một số người mang đi lập toà án xét xử thủ tiêu, vùi thây... Nhiều địa điểm trong đó có trường Trung học Gia Hội là mồ chôn tập thể hàng trăm người vô tội... Máu đổ thịt rơi, tra tấn dã man, chỉ điểm bắt bớ vô tội vạ... Việt cộng đã chiếm các cơ sở hành chánh như Toà Hành Chánh Tỉnh, Toà Đại Biểu, Nhà Thương Huế, Toà Án ở phía Nam sông Hương. Tại Lao Thừa Phủ, họ đánh chiếm và mở cửa nhà giam lùa tù đi...
Sau một tuần quân đội VNCH và đồng minh chiếm lại được khu vực Tả ngạn sông Hương. Việt Cộng đã phá sập cầu Bạch Hổ và Trường Tiền. Lính Trung Đoàn 3 từ cây số 17 tiến vào chiếm cầu An Hoà, kiểm soát đường Trần Hưng Đạo bên ngoài cửa Thượng Tứ. Lính Nhảy Dù đánh chiếm cửa Đông Ba bị tổn thương nặng nên rút lui để Thủy Quân Lục Chiến tiếp sức.
Các anh lính chiến đem sinh mạng ra chiến đấu một cách quyết liệt, lớp này ngã gục, lớp khác tiến lên tiêu diệt quân thù đem tự do no ấm cho người dân vô tội... Việt  Cộng  chỉ  còn  kiểm soát vùng Gia Hội, Phú Cam, Vỹ Dạ, và Thành Nội. Hơn ba tuần cố thủ, chợ không họp, dân thiếu lương thực...
Bộ đội Cọng Sản lâm vào tình trạng đói rét lại bị quân đội ta truy kích, nên chúng phải tìm đường tháo chạy. Trước lúc giẫy chết chúng còn bắt bớ tàn sát nhiều người dân lành vô tội và đem theo nhiều người dân khác, sau đó chúng đã tàn sát hoặc chôn sống rất dã man. 
   Quân lực VNCH từ từ chiếm lại thành phố Huế... Hình ảnh người lính quốc gia xuất hiện với xe tăng đã đem lại niềm tin cho dân Huế... Công binh bắt cầu tạm cho đồng bào qua lại, đời sống miền sông Hương núi Ngự bắt đầu hồi sinh trong hoang tàn đổ nát. Chợ búa nhóm họp để có cái mưu sinh, ăn mặc... Nhiều tiếng thở dài, than vãng...
- Nhà cửa thành tro bụi, con mất cha, vợ mất chồng, gia đình tan nát, ruộng vườn xác xơ hằn in trên khuôn mặt thất thần, đôi mắt đẩm lệ. Tội ác VC chất cao thành núi. Bọn trí thức ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, mất hết lương tri hiện ra nguyên hình phải theo gót VC lên núi trốn thoát...
Trong khi đó ở Sài Gòn, Việt Cộng lợi dụng hưu chiến trong ba ngày Tết, chúng mở cuộc tấn công gọi là “ Tổng công kích, tổng nổi dậy ” trên toàn lãnh thổ miền Nam VN đợt 1. Tại Thủ Đô Sài Gòn -  Chợ Lớn , Gia Định đêm mồng một rạng mồng hai Tết, những  toán đặc công , các tiểu đoàn chủ lực miền Nam và những đơn vị chánh quy thuộc các Công trường có bí số 5,7, 9 đã âm thầm lén lút xâm nhập những mục tiêu quan trọng trong thủ đô như Đài Phát Thanh Sài Gòn, cổng số 4 bộ TTM/QLVNCH, toà Đại Sứ Hoa Kỳ, khu vực đường Nguyễn Kim, Trần Quốc Toản, trường đua Phú Thọ...Bên Gia Định chúng ém quân tại Đồng Ông Cộ, Ngả Năm Bình Hoà. Phía đông nam Sài Gòn ngả đường đi Cần Giuộc... Ngay sau đó, các đơn vị quân đội thiện chiến QLVNCH có nhiệm vụ bảo vệ vòng đai của Biệt Khu Thủ Đô.
Biệt Đoàn BĐQ của Nhân, sáng mồng hai Tết được lệnh cấp tốc về giải toả, quét sạch VC ra khỏi những nơi chúng xâm nhập, tạm chiếm. Tiểu đoàn BĐQ từ Thủ Đức được lệnh giải toả khu Cầu Kinh, cầu Sơn tới ngả ba Hàng Xanh, đẩy VC xuống sông, tiêu diệt chúng...
Để tránh thiệt hại cho dân về nhân mạng và tài sản, BĐQ đã đánh bằng cách không dùng phi pháo... Riêng tiểu đoàn BĐQ phụ trách tìm diệt những thành phần du kích, chủ lực địch muốn xâm nhập Bình Chánh và Hóc Môn.
Thất bại 100% chiến dịch  “ Tổng khởi nghĩa, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân ”. Việt Cộng đã gây cảnh nhà tan cửa nát, thiệt hại tài sản của dân chúng chỉ riêng tại Thủ Đô Sài Gòn lên tới hàng trăm triệu đồng, hàng ngàn căn nhà bị thiêu rụi.
Sở dĩ có sự thiệt hại to lớn như vậy vì trong khi QLVNCH cố bảo vệ tài sản và tính mạng người dân, thì Cộng sản vô thần đi đâu cũng đốt nhà, giết dân, mang người đi làm con tin, làm bia đỡ đạn cho chúng, gây ra xáo trộn để dễ bề tẩu thoát, trốn chạy vào mật khu... Dân chúng truyền khẩu...
- Tưởng rằng VC khiếp vía, và không dám đánh phá miền Nam một thời gian dài vì sự chống đối mãnh liệt và sự càng quét dữ dội của BĐQ…nhưng từ ngày 5- 5- 1968 chúng lại thay đổi chiến thuật, không tấn công và chiếm bất cứ một vị trí quân sự hay công sở nào mà chia quân xâm nhập chiếm giữ các khu nhà dân trong một tuần và bị đánh bật ra...
Nhưng ngày 25- 5- 68, VC lại xâm nhập Sài Gòn qua hai ngả phía Bắc Gia Định và phía Nam Chợ Lớn. Chúng lợi dụng sơ hở vòng đai phòng thủ và đột nhiên chiếm giữ các nơi then chốt như các toà nhà lớn, kho hàng, nhà máy, xí nghiệp, nhà thờ chùa chi. Ngoài ra chúng còn đào hầm, giao thông hào ở nơi cây cối rậm rạp, nghĩa trang để phòng thủ. Để gây hoang mang cho dân, chúng trang bị hoả lực rất mạnh và pháo kích vào thành phố các loại vũ khí nặng làm nhà cửa sập gây chết chóc cho dân chúng...
Chúng còn giả dạng QC/VNCH xét lính đi lẻ tẻ bắn chết hay mang đi thủ tiêu. Ý đồ kế hoạch VC là tàn phá kinh  tế VNCH. Các đơn vị BĐQ hoạt động trên các địa bàn các quận 6,7,8 hợp lực cùng BCH khu D có Đại đội Trinh sát BĐQ của Nhân và chi đoàn Thiết Quân Vận và một Đại đội Giang thuyền không nao núng trên nhiều mặt trận...   
- Người lính này ngã, người khác nối tiếp với khẩu hiệu  “ BĐQ sát ”đã un đúc tinh thần chiến đấu của quân sĩ lên cao, cao mãi… Trận đánh tại nghĩa địa Triều Châu kéo dài…kết quả VC thua, hơn hai trăm xác địch bỏ lại trận địa  kể cả phụ nữ. Quân  ta  tịch thu nhiều vũ khí, súng ống, đạn pháo, mặt nạ chống hơi ngạt…
Phía quân ta chỉ có 28 chiến sĩ hy sinh. Sau chiến thắng lừng lẫy vẻ vang của BĐQ, mặt trận Phú Thọ Hoà đã trở lại an ninh, nhiệm vụ bảo vệ dân chúng được giao lại cho các đơn vị bạn như CSDC và toàn thể quân nhân các cấp được thăng lên một cấp, trong đó có Nhân …
Anh đã một thời thoả chí trai,
Dọc ngang diệt giặc suốt đêm ngày.
Mong cho đất nước yên làng xóm.
Thoả chí anh hùng, thoả chí trai...
Giờ nhớ lại anh, thương các anh,
Dầu rằng mộng lớn chưa hoàn thành.
Nhưng Anh xứng đáng! Anh xứng đáng!
Chiến sĩ Cộng Hoà quá liệt oanh....

Sau Tết Mậu Thân, đơn vị Nhân  hành quân trên Đà Lạt. Tiểu đoàn BĐQ chạm trận nặng trong rừng Cam Ly. Đại đội Nhân bị máy bay đánh lầm, phải chạy bán sống bán chết và may ra thoát chết…
Trận An Lộc chấm dứt, sư đoàn của Nhân được lệnh ra tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Đại đội của Nhân trú đóng tại khuôn viên trường Nguyễn Hoàng và đào giao thông hào quanh trường. Nhiệm vụ của đại đội là đêm tối chia ra từng toán nhỏ tìm cách bò vào bên trong Cổ Thành, và là tiên phong tiến vào cánh hữu với khẩu hiệu  “ Tổ Quốc -  Danh Dự - Trách Nhiệm ”. Nhân ở trong hầm chỉ huy suốt ngày đêm với đại đội phó Trần Diệu, đàn em học trường Nguyễn Hoàng sau chàng hai năm. Mỗi khi ra khỏi hầm quan sát tình hình chiến sự, Nhân đã đau xót vì  quang cảnh Quảng Trị đổ nát, trường Nguyễn  Hoàng tiêu điều vì bom đạn...
- Tên bảng trường đứt đôi, mấy dãy lớp bình địa như đứt từng khúc ruột của mình…
Mỗi lần kêu pháo binh bắn vào Cổ Thành, Nhân không quên nhắc các bạn giữ phần hành, hồi trước cùng học Nguyễn Hoàng...
- Các anh nhớ pháo đúng mục tiêu toạ độ, đừng bắn nhằm trường xưa nghe !…
Nhưng than ôi niềm lo cho ngôi trường xưa với những kỷ niệm chưa tan trong tâm tư Nhân  thì  một trái đại bác từ bên kia sông Thạch Hản bắn qua đã nổ ngay trên miệng hầm. Một mảnh đạn bay xuống giao thông hào, nơi Nhân trú đóng đã ghim trên bắp vế của chàng.
Máu ra lênh láng và chàng ngất đi… Trần Diệu hối hả chụp máy truyền tin...
- Hải pháo từ cửa Việt hãy bắn vào Cổ Thành để trả thù Việt Cộng đã bắn trọng thương Nhân…
Trần Diệu tìm đủ mọi cách cõng Nhân ra khỏi tầm đạn của địch để tải thương hòng cứu mạng sống đại đội trưởng, nhưng vô phương.. sau chàng nhớ ra và kêu cứu bạn thiết giáp đang đóng quân gần đó,,
- Bạn hãy cho xe thiết giáp đến tải thương Nhân vào thẳng quân y viện để kịp cứu chữa bạn mình nghe !...
 Nhưng vì cứu chữa trể nên Nhân đành phải cưa chân và trở thành tàn phế.
Nỗi đau của Trần Diệu về Nhân chưa nguôi ngoai thì niềm đau thương khác vụt đến… Khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị, biết bao xương máu của quân dân cán chính đổ xuống tô điểm cho Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thêm tươi thắm được tung bay trên cổ thành. Và sau khi từng bước thu gọn chiến trường, Trần Diệu mau chóng đến thăm viếng gia đình Yến- ý trung nhân được hai gia đình chấp nhận với mong ước…
- Cầu mong cho gia đình Yến tai qua nạn khỏi… Yến có ông bà nội già yếu, chắc gia đình nàng không nở di tản, bỏ lại ông bà nội tuổi già sức yếu, không ai chăm sóc…Mấy hôm nay ruột gan mình như lửa đốt, khi kêu hải pháo cũng nhắc chừng các bạn, rót cho kheo khéo kẻo nhằm nhà dân, nhà người yêu mình thì khốn!…
Nỗi lo theo chân Trần Diệu qua các dãy phố đổ nát hoang tàn… Từng đống gạch, hố bom sâu hoắc không cản bước chân chàng tiến tới trong nỗi thống khổ của quê hương…Từ xa Trần Diệu đã nhìn thấy con đường mang tên em hiện ra trong gạch ngói, bụi cát, cây lá ngổn ngang…Trần Diệu chạy như bay đến khu phố của người yêu… Tim Trần Diệu như muốn bay ra khỏi lồng ngực vì khu phố của nàng xem như bình địa, và than thầm...
- Tại sao ta không thấy nóc nhà nào còn nguyên vẹn hết…
  Trần Diệu kêu gào tên người yêu đến khản cả cổ họng, nhưng yên lặng bao trùm đến rợn người… May thay một tấm tôn khu nhà bếp còn vướng trên một trụ nhà chống đỡ và xung quanh là gạch ngói ủ đống, một tiếng rên yếu ớt vang lên…
- Cứu tôi với, khát nước quá! Cho tôi miếng nước…
Trần Diệu cố sức moi đống gạch vụn và lấy sức bình sinh xê dịch tấm tôn ra… Một mái tóc dài bê bết máu, và khuôn mặt xanh xao thất thần hiện ra…
- Yến! Yến em, anh đây! Trần Diệu thất thanh kêu lớn…
- Ông bà, ba má em đâu rồi! Yến thều thào hỏi.
- Nước đây, em chỉ thấm chút ít cầm hơi và yên tâm nằm nghỉ đôi phút để anh đi một vòng xem tình huống ra sao?! Anh sẽ dùng máy truyền tin nhờ bạn anh đóng quân gần đây đến giúp anh một tay tìm thân nhân em xem thế nào? Nhưng trước mắt anh phải đưa em tới bệnh viện cứu chữa cho kịp đã!…
Vừa nói Trần Diệu vừa bế xốc người thương trên tay chạy bay đến chỗ đóng quân tìm xe chở Yến đi trạm xá vì thấy tính mạng Yến quá yếu, sợ chần chờ sẽ nguy hại đến tính mạng  nàng…?!
May nhờ cứu chữa kịp thời, tính mạng Yến thoát khỏi bàn  tay  tử  thần.  Riêng  ông bà, cha  mẹ  nàng  đã  hóa ra người thiên cỗ, dù  các bạn Tân đã phụ nhau moi đống gạch vụn ra tìm kiếm, nhưng tất cả đã hơi cạn tàn sức, máu me khô cứng, có người thân xác không còn nguyên vẹn…
Trần Diệu không vội báo tin buồn cho người yêu biết. Chàng lựa lời tránh né, mãi khi thấy tình trạng sức khỏe Yến khả quan mới cho nàng biết tin xấu. Cùng một lúc Yến chịu bốn cái tang ập đến… nhưng nhờ có Trần Diệu bên cạnh an ủi và chờ hết tang họ trở thành vợ chồng sống trong hạnh phúc tràn đầy...
Đầu 1974, hai người trẻ tuổi đã kết hôn. Diệu đơn vị tham gia các trận chiến thường xuyên hơn, bởi vì địch leo thang nỗ lực của họ để vô hiệu hóa chương trình Việt Nam đề xuất của chính phủ Mỹ sau khi thu hồi đầy đủ của tất cả các binh sĩ Mỹ ra khỏi Việt Nam theo Hiệp định Hoa bình Paris ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1972
Tưởng rằng hạnh phúc của họ trôi theo năm tháng mặn nồng... tuy làm vợ lính là phải sống trong phập phồng lo sợ vì chiến trận sôi động...
Những buổi tiễn đưa Trần Diệu ra mặt trận là những lo sợ bâng quơ cho tính mạng chồng như chuông treo chỉ mành, chỉ một cơn gió mạnh là sợ chỉ đứt chuông rơi, tan nát đời lính. Những đêm cô đơn thiếu vắng bóng chồng là ác mộng hiện về phá tan giấc ngủ an lành của Yến... Rồi những ám ảnh về chết chóc của gia đình như một vết hằn đau đớn trong suốt cuộc đời nàng... Cũng may có hai con thơ là niềm an ủi Yến trong chuỗi ngày làm vợ lính. Tình mẫu tử choán ngợp cuộc sống nàng với bao lo toan cho con trẻ...
Nhưng rồi một biến cố quan trọng ập xuống miền Nam tự do – Việt Cộng xé nát hiệp định Ba Lê với sự hỗ trợ của khối Cộng Sản quốc tế. Một thế cờ quốc tế định trước họ đã ào ạt xua quân thôn tính Miền Nam. Nước mất nhà tan, tương lai đen tối... Một số quân dân cán chính có thế lực và phương tiện trong tay đã cao bay xa chạy...
Gia đình Trần Diệu và Nhân ở lại để bị bao đoạ đày gian khổ... Nhân tàn tật nên không bị lùa vào  “ Trại Cải Tạo ” Riêng Trần Diệu và hàng trăm ngàn Trần Diệu khác trong guồng máy    “ ngụy quân, ngụy quyền ” đều phải khăn gói theo lời kêu của chính quyền mới là mang lương thực 7 ngày đến 10 ngày theo cấp bậc...Nhưng thật ra kéo dài cho người tù không bản án và ngày về vô hạn định...
Trần Diệu sống hoà đồng với anh em đồng đội chịu chung cảnh tù tội. Tuy đói khổ triền miên, nhưng phần đông tinh thần anh em trong trại không bị dao động. Anh em  “ cải tạo ” theo mỹ từ đẹp mà CS thường nói. «  Cá nằm trong rọ, chim ở trong lồng  » không ai bảo ai đều ngấm ngầm chống đối, ương ngạnh... Họ tranh đấu ngấm ngầm qua những bài hát, câu thơ, những mẫu chuyện tranh đấu truyền miệng cho nhau nghe...
Không ai chịu khuất phục trước bạo quyền và bọn chó săn bán rẻ lương tâm ; họ chỉ là thành phần thiểu số xu thời chạy theo bạo quyền làm  “ chó săn ”chỉ điểm cho giặc hành hạ đồng đội rất dã man. Họ là những kẻ ngoảnh mặt với lương tâm. Họ sẵn sàng đâm sau lưng anh em chiến sĩ... Thật đáng xấu hổ cho loài lang sói, không còn tình người. Còn gì nhục nhã hơn cho kẻ cầm súng đã một thời trong hàng ngũ chống giặc! Nay họ lại quay lưng phản bội đồng đội, phản bội lại tình huynh đệ chi binh. Cũng may số người xấu xa bỉ ổi đó chỉ đếm đầu ngón tay mà thôi!
Trong tù dù đói khổ vì hoàn cảnh, gia đình Trần Diệu quá khó khăn vợ ít thăm nuôi, nhưng anh em cũng cưu mang chia sẻ cho nhau từng thỏi đường, miếng cá, miếng thịt kho mặn cầm hơi... Ngoài ra khi đi ra ngoài lao động, Trần Diệu cũng kiếm được nắm rau rừng, mót vài củ khoai nhỏ bằng ngón tay đỡ dạ. Có khi bắt dược con cóc, con nhái đỡ đói qua ngày...
Cuộc sống tù đày cứ kéo dài ngày này qua ngày khác với tương lai mù mịt, với đói khát, bệnh tật lao động quá sức con người gầy còm ốm yếu vì kiệt sức... Trần Diệu suýt  bỏ mạng  mấy lần  vì đau  ốm liên  miên, khi  thì tiêu chảy, lúc nóng sốt cao, rồi lại sốt rét ngã nước...mà không có thuốc chạy chữa. May số chàng cao nên sáu năm sau được về với vợ con...
Trần Diệu về để biết rõ hoàn cảnh thảm thương đói khổ của vợ con...Yến một nách hai con dại, đồ đạc trong nhà lần lần ra chợ trời cho sự sống của con thơ. Rồi Yến tập tành ra chợ trời buôn bán...người mua thì ít, kẻ bán thì nhiều, làm cho cụt vốn. Sau nàng  bán đi nữ trang ngày cưới làm vốn buôn hàng chuyến, nhưng bị công an lột tận xương tủy. Mẹ con nàng tứ cố vô thân, không ai giúp đỡ, nên phải đi kinh tế mới sinh sống. Nơi đèo heo hút gió, chân yếu tay mềm, con cái nheo nhóc nên thật cơ cực lầm than, con cái không được học hành...
Biết rõ hoàn cảnh của Yến, nên Trần Diệu không hờn trách nàng sao không đi thăm nuôi chàng... Thế rồi Trần Diệu được tạm tha về với bệnh tật triền miên... May nhờ với ý chí sắt đá thương vợ con, chàng đã từng bước khắc phục khó khăn, kiếm thuốc ta chữa trị.... Trời cũng thương gia đình hiền đức nên tai qua nạn khỏi. Trần Diệu bỏ kinh tế mới hẻo lánh về nông trường Lê Minh Xuân và gặp một số bạn hữu tốt giúp đỡ nên cuộc sống khá hơn... Khi có chương trình HO, Trần Diệu bàn cùng vợ... «   Chúng ta làm thủ tục đi Mỹ xin theo chương trình  H.O »
Thế rồi theo sự cứu xét, gia đình Trần Diệu đi đợt đầu tiên và định cư tại tiểu bang lạnh xứ Mỹ, mở ra một tương lai sáng lạng... Hai vợ chồng Trần Diệu đi làm.  Sau khi thích nghi với cuộc sống mới, ổn định công ăn việc làm, Trần Diệu bàn với vợ  « Cuộc sống gia đình chúng ta đã từng bước tốt đẹp, con cái có dịp học hành dưới chế độ tự do, dân chủ. Chúng ta phải nghĩ đến bạn bè đồng đội vì nhiều hoàn cảnh đặc biệt không được ra đi sinh sống tại các nước Tự do, trong đó có Nhân là người bạn thân nhất đã là một TPBVNCH hiện đang sống cơ cực tại quê nhà. Vậy chúng ta gởi quà cáp về giúp đỡ Nhân trong cơn cơ cực nhé !... »

    “Cải tạo”nhiều năm thật khổ thay!
Tình nghĩa anh em ở lúc này
Chia bùi sẻ ngọt khi cơ cực
An ủi cho nhau lúc đắng cay!...
Mong ước ngày nào đất nước tôi,
Không còn kẻ ác thống trị đời
Muôn hoa tươi thắm, người mừng rỡ
Dân chủ, tự do thật sáng ngời...

Sau năm 1989, Nhân không đủ tiêu chuẩn làm đơn đi HO, chàng lại không muốn trở về làng…
- Gia đình mình làm đơn xin định cư ở làng Trí Bưu, sát hông trường Nguyễn Hoàng nhé mạ!
Thật vậy, Nhân làm sao quên được trường Nguyễn Hoàng… Ngôi trường có rất nhiều kỷ niệm mà chàng không bao giờ quên và sẽ ôm ấp cho đến khi nhắm mắt lìa đời... Vợ của Nhân có cha từ lâu mất tích, không ngờ đã tập kết ra Bắc và đã chết trận. Sau 75 gia đình Lài trở thành gia đình liệt sĩ.
Mẹ Lài ở với vợ chồng Nhân, để chiêu dụ nhân tâm bước  đầu chính quyền mới đã cứu xét gia đình liệt sĩ nên cấp cho một ngôi nhà tình thương. Lài vợ Nhân được tiếp tục dạy lớp mẫu giáo trường tỉnh. Riêng Nhân học thêm và lấy xong bằng đại học, chàng mở lớp luyện thi ở nhà và học sinh học khá đông. Mức thu nhập cũng tạm sống qua ngày…
TuyNhân tàn tật, nhưng Lài hết sức thương yêu chồng. Chiều chiều Nhân muốn sang trường Nguyễn Hoàng làm thơ, nhớ về kỷ niệm xa xưa… nàng đẩy xe đưa chồng sang tìm ý thơ rồi lặng lẽ về lo công việc nhà, may vá kiếm chút ít tiền bạc thêm vào cho ngân quỹ gia đình. Ngay cả việc Lài muốn có một đứa con cho vui cửa vui nhà, nhưng theo ý Nhân:
- Anh tàn tật như thế này đã là gánh nặng cho em, có con dại, em lại nặng gánh thêm, tội cho em lắm!
Dối gạt mẹ già, Nhân vả lã:
- Khi con bị thương bác sĩ cho biết, con không thể có con được!
Bà cụ chỉ biết thở dài…và ôm nỗi buồn xuống tuyền đài…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét