Danh sách Blog của Tôi

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

TRỞ VỀ/Trích Truyện Dài Tình Cảm Xã Hội NỖI LÒNG & KHÁT VỌNG / Sentiment & Aspiration - Nguyễn Ninh Thuận

     
H
ơn bốn chục năm xa quê hương, nhưng lòng thương nhớ quê cha đất tổ vẫn đầy ắp trong tim Hoa ... Tuy mấy năm trước Hoa có trở về đột ngột thăm mẹ bệnh nặng và sau đó mẹ đã ra đi miền đất lạnh. Hoa trở nhanh về Mỹ làm thủ tục bảo lãnh hết các em sang định cư tại xứ cờ Hoa. Trên thực tế, trong số sáu anh em, hai đã rời bỏ đất nước bằng thuyền thành công. Hoa đã giúp họ thoát khỏi "thiên đường cộng sản" để tìm kiếm một cuộc sống tự do  Lần này Hoa quyết định về thăm quê hương, thăm cha già và một người em chưa ra đi vì còn ở lại chăm sóc Người. Hoa lại muốn nhìn lại cảnh cũ, tìm gặp người xưa, khi kinh tế đã mở rộng thị trường… Việt Nam đã mở cửa cải cách kinh tế và chính trị của nó phù hợp với chính sách, đó là một bản sao của Nga trong những năm 1990. Cuộc sống bắt đầu cải thiện. Hàng hóa và sản phẩm địa phương được phép vận chuyển dưới sự kiểm soát hạn chế bởi chính quyền địa phương.
<!>
Con gái Hoa, Sunflower Lamb đã ra Bác Sĩ và sau đám cưới cùng Doctor John đã tháp tùng cùng mẹ đi du lịch một chuyến vùng Đông Nam Á và ghé về thăm quê ngoại.
Tại đây còn ông ngoại tuổi đã bảy lăm và Dì Lựu, em gái Hoa vẫn độc thân chăm sóc cha già...
Gia đình Hoa đã giong ruổi đi suốt từ Nam ra Bắc thăm những di tích lịch sử Hà Nội, nơi chốn mà Hoa chưa bao giờ đặt chân tới... Hoa gặp Tuyết nay có chồng ở Hà Nội và chị em cùng tháp tùng du lịch  từ Bắc về lại Nam, ghé lại Quảng Trị...
Hà Nội từ ngàn xưa, Hoa chỉ đọc qua sách vở báo chí với 36 phố phường nào Phố Hàng Đào, Phố Hàng Mã, Phố Hàng Bông... Rồi Chùa Một Cột, Hồ Trúc Bạch, Hồ Hoàn Kiếm với các di tích được ghi chép trong sách vở là anh hùng áo vải Lam Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống quân Minh xâm chiếm nước ta đi thuyền ở hồ có con rùa nổi lên dâng kiếm cho Người. 
Nhờ cây kiếm đó mà anh hùng Lê Lợi quét sạch giặc xâm lăng, thống nhất bờ cõi và lên làm vua. Sau đó nhà vua đi du thuyền dạo chơi quanh hồ thấy con rùa nổi lên, nhà vua lấy kiếm ra chỉ con rùa, không ngờ rùa đớp kiếm lặng xuống hồ. Từ đó ta gọi là Hồ Hoàn Kiếm, hay là Hồ Gươm. Ngoài ra có Vịnh Hạ Long với các hang động rất đẹp, với hình dáng những con vật rất tinh xảo mà bàn tay con người không thể làm được. Tất cả đó là những kỳ công mà tạo hóa làm ra tô điểm cho quê hương ta thêm giàu đẹp...
Nghe đâu trước kia thành phố hiền hoà, không khí trong sạch, nhưng nay Hoa phải thốt lên...
- Trước mắt mình nay thấy nó xô bồ làm sao! Nhà cửa mọc lên như nấm, xe cộ tấp nập, người  buôn  kẻ  bán  xuôi  ngược  bon chen giành giựt kiếm tiền... Quán xá dựng lên chiếm mất vẻ mỹ quan của thành phố cổ xưa. Nước hồ đục ngầu, khô cạn... Sông rạch, cống rãnh  bị lấp đi để cho những toà nhà dinh thự của quan to mặt lớn ngự trị... Từ đó không có chỗ thoát nước nên Hà Nội có trận mưa lớn là nước sình lầy dâng ngập đường phố...
Hoa bay vào Nam thì thấy thực trạng hiện ra trước mắt...
- Thành phố thay đổi rất nhiều, xe cộ chạy như mắc cửi, nhưng mạnh ai nấy chạy không có qui cũ chi cả... Hoa không dám ngồi trên xe Honda cho người thân chở đi đâu...và thầm nghĩ...
- Mình đi đâu cũng phải gọi taxi, không phải mình theo kiểu  “ trưởng giả học đòi làm sang ” mà mình thấy xe chạy xuôi ngược vun vút mà thấy chóng mặt, muốn té xỉu xuống đất, ngồi không vững trên yên xe... Lại nữa, nghe đâu nạn cướp giật xách tay khiến nạn nhân nhẹ lắm cũng trầy trụa máu đổ thịt rơi...có khi nặng toi mạng như chơi! Khi băng qua đường mạnh xe xe lao, mạnh người  người  chạy...
Có khi Hoa cảm thấy ngượng chín người như bà nhà quê ra tỉnh rụt rè, dớn dát nhìn ngược nhìn xuôi thấy mà mắc cở với người xung quanh... Có người thương tình cầm tay cho qua đường, qua bên kia đường như gánh nặng ngàn cân được nhắc xuống.
Đi đâu Hoa cũng ngụy trang áo bà ba, quần đen, nhưng rồi người chung quanh cũng nhận ra nhân dáng Việt kiều sợ sệt cái không khí xô bồ của XHCN... Hoa tự nghĩ:
- Mình không hoang phí, để dành tiền cho bạn bè người thân qua cơn đói khổ!...
- Đa số dân nghèo bữa đói bữa no, nhưng cán bộ lãnh đạo, giới tư bản đỏ, dân mánh mung... xài tiền như nước, họ uống một chai rượu 5,7 trăm đô là thường, bàn tiệc thết đãi mánh mung vài ngàn đô; còn có khi vài chục ngàn như chơi!... Bên chị có ai dám đi xe bạc triệu không! Ở đây ta dám chơi lắm chị ơi! Tuyết em cô cậu cười nụ thì thầm với Hoa...
- Chị đi mấy chục năm nay, trở về thấy sầm uất quá! Chợ búa khang trang to lớn quá!...
- Chính quyền sắt máu này nói là làm, dẹp là dẹp, không nhân đạo khóc lóc mà được mô! Thấy người ta chết đói nằm hả mồm ra thì xúc mang đi, không van xin gì được... Ngay cả nhà trên sông rạch họ bảo dẹp để làm sạch thành  phố là dân răm rắp nghe theo, không dám khiếu nại, biểu tình gì cả... Tuyết lại thì thầm to nhỏ...
- Bên đó chị nghe radio, đọc báo biết cán bộ nhà nước CS  thu mua đất nhà ruộng vườn người dân giá rẻ mạt rồi đem chia chát cho đám quyền hành làm nhà cửa tư riêng. Kẻ quyền thế đắp cống rãnh xây nhà cao chọc trời, khi trời mới mưa nước không thoát khiến đường ngập lụt tùm lum...Tham nhũng tràn lan, tiền  nước ngoài viện trợ cứu đói, cứu thiên tai bão lụt chia cho dân ít mà lọt vào túi đảng viên gấp bội. Nạn xây cầu, chung cư cao  ốc... lại  ăn chận vật liệu cho nhà rung rinh, cầu sập chết dân oan, ai xử đây! Ngày nay sau mấy chục năm hàng ngàn cán bộ Đảng trước kia đi đôi dép râu, nay có đến bạc triệu bạc tỉ đô đem ra nước ngoài gởi. Họ còn cho con cháu du học, mua nhà, mua xe loại sang trả tiền mặt một lúc...Rồi lại cá độ bóng đá đến bạc triệu đô la chứ không phải tiền đồng Việt Nam...

Mấy mươi năm dân Việt mình khốn khổ,
Đám chóp bu Cộng Sản quá giàu sang.
Triệu phú phương tây họ sánh ngang hàng,
Nên cá độ ăn thua tiền bạc triệu

Muốn có tiền, họ thẳng tay sách nhiễu,
Làm dân nghèo thấp miệng khổ thêm thôi!
Vểnh mặt ta đây giàu nhứt đời rồi!
Nhờ đục khoét, và chúa trùm biển thủ.

Hành động thế kia, ác hơn dã thú,
Trau chuốt mỹ từ”đầy tớ nhân dân”.
Biến chủ nhân nghèo khổ gấp vạn lần,
Để đầy tớ hóa thân thành tỷ phú!...

Giải phóng thành công, chủ không chiếu ngủ,
Cách mạng được rồi, chủ phải trắng tay!
Nghĩ cuộc đời sao quá đắng cay?!
Người làm chủ bị cùm chân đến chết?!...
      
 - Còn nữa người dân mất đất mất nhà, ra Hà Nội nằm kiện cáo, biểu tình, ngay là những gia đình có công với cách mạng nằm đầy Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng hàng tháng, chính quyền cũng làm ngơ... Khiếu kiện dân oan mặt bay, túi ông nặng đô là được! Biểu tình Bauxit cũng mặc. Việc ông, ông làm...cứ mặc sức dâng đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Bản Dốc cho Tàu để cũng cố địa vị cai trị, đè đầu cởi cổ  nhân dân... Hoa hùng hỗ rỉ tai em họ...
   

Màn trời chiếu đất lầm than!
Dân oan khiếu kiện, nát tan cửa nhà!
Đất đai vườn tược ông cha,
Bao năm gầy dựng, Đảng ta cướp ngày!
Lại thêm bè lũ tay sai,
Từ trên xuống dưới một bầy gian tham!
Bày trò giải quyết, minh oan,
Bao năm khiếu kiện, vẫn hoàn tay không!
Gia đình”liệt sĩ anh hùng”
Đánh Tây, đuổi Mỹ cuối cùng trơ xương!...
   
 - Chị nói thế, em cho chị biết luôn.... Chị chỉ thấy bộ mặt phồn vinh giả tạo của thành phố (câu này Cộng Sản trước kia vẫn dùng cho chế độ trước của mình đó chị!). Hiện nay, chị đi ra xa, miệt quê thì vẫn con trâu đi trước, cái cày đi sau. Dân quê sống khổ cực lắm, áo quần tả tơi, không đủ ăn...nhà cửa thì đổ nát khổ cực lắm chị à! Người dân thì bị trên đe dưới búa, đầu nậu thu mua rẻ mạt, sức lao động bị bóc lột đến tận xương tủy...
- Chị cũng nghe con gái quê, muốn cứu gia đình trong cơn túng quẩn phải lấy chồng Trung Quốc, Đại Hàn già nua bệnh tật... Họ như món hàng cho người ngoài lựa chọn thấy mà nhục nhã cho đất nước VN. Rồi còn nạn bán lao động ra nước ngoài làm lao nô thật khổ cực, gái thì làm điếm... Tất cả đều có đường dây mua bán ăn chia với nhà nước... Xã hội bại hoại, thuần phong mỹ tục xuống dốc, con người mất hết nhân phẩm... Thầy giáo là ma cô, mua dâm bán đứng học trò... Bao nhiêu chuyện nói ra không hết được! chị chỉ ngậm ngùi thương xót cho đất nước và dân mình bị đoạ đày và khi nào mới được tươi sáng đây?!...
- Giờ người ăn xin bị hốt đi để làm sạch thành phố. Cảnh mấy ông cán bộ dép râu cai trị. Đi tiệm ăn mới buông đũa là các em bé nghèo đói tranh nhau húp chút nước thừa trong tô chén thấy mà tội nghiệp!
Kẻ phung cùi lê lết đầu đường xó chợ thấy mà kinh! Tội nhất là các anh thương phế binh VNCH bị lùa ra khỏi quân y viện. Các anh thật cơ cực, đui mù, cụt tay cụt chân đi bán từng vé số. Các anh chống nạn, dẫn dắt người mù ôm đàn ra bến xe hát dạo kiếm sống. Tuy vậy tinh thần các anh rất cao, hát những bài hùng tráng thời chế độ cũ như “ Huyền Sử Một Người Tên Quốc-  Người ở lại Charlie- Cờ Bay... Mấy tên công an xua đuổi bắt bớ vì cho là nhạc vàng, nhạc phản động... nhưng nay chính họ mê nhạc đó lắm. Đạo đức xuống dốc thê thảm, đĩ điếm, ma cô đầy đường lại bán gái nhà quê ra nước ngoài...
Nhớ lại... Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 trong lúc tình hình căng thẳng, ông vẫn đi đến Quân Y Viện Cần Thơ để thăm các thương bệnh binh dù là lời an ủi lần cuối đối với số phận đáng thương của những người lính nầy. Ông đến từng giường bệnh để rồi phải não lòng khi trả lời một câu nói của một người lính giọng thều thào: “ Thiếu tướng đừng bỏ chúng em .” Không! Thiếu tướng không bỏ đâu ”mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông phải tuẩn tiết vì không còn giúp đỡ gì được cho những anh hùng đang là nạn nhân của cuộc chiến, nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau…     
Hận lũ giặc Hồ cướp núi sông,
Tấm thân tàn phế vẫn một lòng.
Đói no cam chịu đời đen bạc,
Giữ trọn lòng son với tổ tông.
Chấp nhận thương đau bởi bạo quyền,
Gây ra bao cảnh thật đảo điên.
Khiến bao Chiến sĩ dù tàn phế,
Khốn khổ, gian truân, khắp mọi miền!...

- Các anh quân nhân ở lại sống rất khốn khổ, nhưng một số ít được ra đi định cư tại các nước tự do, sau một thời gian chí thú làm ăn, được  “ vinh thân phì gia ” lại quên đi quá khứ khốn khổ của mình. Họ quên đi thân phận mình trước kia trong các “ trại tù cải tạo”. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra khi bị tù đày... Không hiểu họ đã xoay xở thế nào để sống còn trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy...
Hoa nhớ lại tâm sự một người đồng hương trong sinh hoạt hội đồng hương bên Mỹ đã trách móc một số bạn nối khố khi xưa...
- Đa số các quân nhân cũ thành lập hội để ôn lại tình huynh đệ và giúp thân hữu ở quê nhà gặp khó khăn... Nhưng một số ít Đại Bàng, Bắc Đẩu của một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường... Các anh đó đã có một thời vinh quang và một thời nhục nhã. Giờ đây những hình ảnh năm xưa bị nhoà đi. Các anh ấy đã quên rồi sao?!
Một số ít anh đã quên rồi những chiến sĩ thuộc cấp đã và đang nằm xuống vì chiến tranh vì bệnh tật cơm áo...  Nhưng các anh ấy đã làm họ không còn coi trọng nhân cách phẩm hạnh các anh nữa. Chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, ngồi chễnh chệ giữa nhà hàng khách sạn năm sao, tung tiền ra để tỏ ta đây là một Việt kiều, trong khi đồng ngũ các anh đang lê lết ăn xin ngoài kia!...
Nay áo gấm về làng ăn chơi thoả thích đủ hết các món nghề như bia hơi, bia ôm, vui chơi trên thân xác bé thơ trẻ dại... Có người phải làm ăn cực khổ, cắt cỏ, làm nhà hàng về lại nổ lớn là Bác sĩ, Kỷ sư...

Sống ở Mỹ ăn mày ăn mót,
Về Việt Nam đấu hót ông nghè.
Gặp ai cũng nổ cũng khoe,
Ăn mày ở Mỹ hơn Nghè Việt Nam.
Xin ai đó chớ làm như thế,
Thật ra còn lắm cảnh nhiêu khê.
Dư tiền nếu có trở về,
Thì nên từ tốn mọi bề vẫn hơn...
Anh có thấy tủi hờn vong quốc?!
Biết bao điều thảm khốc xảy ra.
Nước mất, tan cửa nát nhà,
Sao anh lại nghĩ mình là vô can?!
Lòng anh có xốn xang không nhỉ?
Bao bé thơ”làm đĩ”nuôi thân!!!
Dân ta khốn khổ vô ngần,
Việt Nam tồi tệ ngàn lần hơn xưa!
Thương biết mấy cho vừa anh nhỉ!
Nên thành tâm hoan hỉ giúp đời.
Giúp cho bao trẻ mồ côi...
Chén cơm manh áo cứu đời chúng lên.
Đừng nhẫn tâm bỏ quên chúng nó,
Giúp cho đời bao kẻ nên thân
Mai sau hạnh phúc vô ngần,
Quê hương ta đẹp ngàn lần hiện nay...

- Thôi, chị ơi! chúng mình có nói đến sáng đêm cũng không hết chuyện, và nếu có viết ra thì giấy mực đâu mà viết cho hết được những bi ai thống thiết của Việt Nam ngày nay! Cơ trời vận nước biết sao đây?! Chỉ mong có một phép lạ gì xoay đổi thời cơ cho dân chúng được nhờ, được hít thở không khí tự do. Chị may mắn được sống ở nước dân chủ tự do, mọi nhân quyền được tôn trọng. Tuyết rầu rầu nét mặt phụ hoạ...
- Đó là một câu chuyện dài mà chúng ta không thể có một kết thúc có hậu về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Một số người nói đó là thời gian hơn tám mươi triệu người Việt Nam đang trả giá cho sự cả tin của họ. Nhiều người, đặc biệt là những người ở nông thôn, hỗ trợ những người cộng sản trong thời kỳ chiến tranh, nay đang trở thành nạn nhân đầu tiên, và tất cả đều đau khổ. "Hãy về nhà", Hoa nói với Tuyết là cô cảm thấy rất buồn
 Hoa đã không có cảm hứng để tiếp tục tham quan thủ đô của xã hội chủ nghĩa được gọi là độc lập - tự do - hạnh phúc, nhưng đầy đủ của bệnh trạng bất công, tham nhũng và khổ sở.
         Cuối cùng Hoa trở về Quảng Trị với ý định làm sống lại hình ảnh của cuộc sống người nghèo cô là một người giúp việc nhà. Quảng Trị thành phố hoàn toàn khác nhau. May mắn mỉm cười khi cô ấy gặp bà Ba, một nhà bán lẻ hàng tạp hóa mà Hoa là khách hàng thường xuyên hồi xưa. Bà vồn vã tâm sự " Đó là một thời gian khủng khiếp bản thân tôi đã chứng kiến. Chồng tôi và ba đứa con bị mất cuộc sống của họ trong sự hỗn loạn vào năm 1972. Tôi đã đi đến Huế, nhưng sau đó quyết định trở lại. Tôi tin rằng vị trí của tôi chỉ đứng sau ngôi đền Phật giáo tỉnh để nó có thể được ban phước và an toàn…
Người phụ nữ đã đúng. Khi cô trở lại, ngôi nhà nhỏ phía sau ngôi đền vẫn còn nguyên vẹn.
 Hoa đã quyết định ở lại đó theo lời mời của bà Ba. ấy đối xử với Hoa như một người thân gần gũi. Đầu buổi chiều, Hoa đề nghị bà Ba rằng cô muốn đến thăm trường trung học Nguyễn Hoàng.
        Hoa đi trên con đường Trần Cao Vân, mà cảm thấy xa lạ... Đường sá, nhà cửa khác xưa… Ngay cả căn nhà mà Hoa đã ở thời gian dài giúp việc cho Thầy Cô Thế Oanh mà nay nàng tìm cũng không ra… Hoa chịu thua và đành lách mình vào cổng trường Nguyễn Hoàng, dù nay đã thay tên, nhưng nàng vẫn thích gọi tên cũ…
Ðến đây Hoa sực nhớ đến 2 bài thơ xướng hoạ của Anh TÐÐ đã đăng trong Ðặc San Nguyễn Hoàng ở Nam Cali để mỉa mai về việc đổi tên trường:

  SAO ÐỔI TÊN TRƯỜNG              
Nguyễn Hoàng tên đẹp có hề chi?
Lịch sử bao đời đã khắc ghi
Thân ái ngày xưa còn nhắc mãi
Nỗi lòng hiện tại lại quên đi
Tao nhân mặc khách tình lưu luyến
Gái lịch trai thanh mộng xuân thì
Chẳng lẽ vô tâm đành tọa thị
Mặc cho”thù hận”thiếu lương tri.

    Với bài họa:
                          
   HÃY TRẢ LẠI TÊN
Tên trường ai nỡ đổi làm chi
Con cháu kế thừa vẫn nhớ ghi
Quảng Trị tình trao dòng lệ gạt
Nguyễn Hoàng nam tiến bước chân đi
Hằng bao công sức mong trường cửu
Một thoáng”hờn căm”xóa tức thì
Văn hóa bảo tồn sao thế nhỉ?
Ngàn đời há chịu tội vô tri …

 Hoa rảo bước quanh trường, thấy hoàn toàn thay đổi… Những dãy nhà xưa không còn nữa thay vào là một toà nhà ba tầng… Hoa tiến lại gần hồ nước, thấy một người đàn ông ngồi trên xe lăn mang kính đen đang cúi xuống một tập giấy và đang chăm chú đọc…
Khuôn mặt anh ta cằn cổi, làn da sạm nắng, tóc muối tiêu…  Hoa đoán chừng anh ta ở lứa tuổi lục tuần. Nàng tiến đến gần, nhìn rõ hơn, run lên…
- Nhân đây! Thân hình có tiều tụy, đang mang chân giả… thời gian và cảnh sống có xóa đi nét thanh xuân trai tráng hùng dũng, nhưng dáng điệu kia dù có đốt ra tro, Hoa vẫn nhận ra  người yêu  cũ của mình đang hiện hữu trước mắt… Hoa muốn a tới ôm Nhân mà khóc, nhưng nàng đành nuốt nước mắt vào lòng và kềm chế lại…
- Nếu Nhân nhận ra mình, chưa chắc chàng chịu tiếp mình… Thôi thì mình tìm cách đóng kịch hãy hay…
- Thưa anh, anh bị thương trong trường hợp nào?! Hoa bình tỉnh hỏi chuyện.
- Tôi bị thương trong trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị!..
- Tôi cũng có một người anh Trung sĩ trong Biệt Động Quân đã chết trong trận đánh đó! Hoa đành nói dối để gợi chuyện…
Nhân im lặng không tiện hỏi tên người trung sĩ chết trận vì thấy vô ích...
- Tôi mồ côi cha mẹ từ nhỏ chỉ có hai anh em đùm bọc nhau. Anh tôi đã chết trận, lần đầu tiên tôi về quê để xây mộ cho anh tôi sau mấy chục năm vượt biên xa quê. Tôi thấy anh cùng cở tuổi anh tôi lại bị thương cùng trận ở Cổ Thành. Tôi  rất xúc động và muốn nhận anh làm anh nuôi để tâm sự...
- Nếu bà cho phép thì còn gì bằng. Nhân chạnh nhớ đến đồng đội nên vui vẻ nhận lời.
- Vậy em xin biếu anh một ít tiền gọi là quà sơ giao mình kết nghĩa anh em... Hoa vội vàng mở ví lấy ra một xấp tiền đặt vào tay người đàn ông một cách thân tình...
Nhân ngỡ ngàng suy nghĩ:
- Mạ mình đã chết, nhu cầu cần tiền lo thuốc thang cho mạ không còn nữa. Mình không có con. Vợ mình đi dạy có tiền lương và tiêu chuẩn nhà nước, mình dạy kèm cho học sinh thi vào đại học cũng có tiền ra tiền vô tạm đủ cho cuộc sống, hai người... Mình mới sơ giao, mà nhận tiền người ta ngại lắm... Thôi thì trả lại cho người ta là hay nhất.
Nghĩ sao làm vậy, Nhân nhất quyết từ chối... Nhưng Hoa vẫn năn nỉ kỳ kèo làm Nhân chấp nhận lòng tốt của cô em gái mới kết nghĩa anh em nên chẳng đặng đừng, chỉ nhận một nửa với ý định sẽ làm học bỗng cho học sinh nghèo.
- Cám ơn em, em cúi xuống sát mặt anh cho anh nhìn rõ mặt em hơn... Nhân cảm động nói.
Không đợi nói lần thứ hai, Hoa vội vàng cúi sát người vào lòng chàng với ý nghĩ:
- Chắc Nhân đã nhận ra mình và đã tha thứ cho mình! Đây là điều mình hằng mong muốn và ấp ủ hơn bốn chục năm nay...
Mùi hương thơm từ tóc Hoa bay vào mũi Nhân.. chàng hít  hít vào mũi và nhắm mắt tưởng nhớ lại cái hương vị của nụ hôn trên má trên tóc Hoa mấy chục năm qua... Chàng ngập ngừng hỏi:
- Tên em là gì?
- Tên em là Flower Mitchell!
- Flower là hoa là bông chứ gì? Bông hoa gì cũng là người  phản bội tình thôi! Tôi thù ghét người con gái bạc tình! Đừng đến bên tôi, tôi thù ghét lắm!!! Nhân vừa nói vừa bấm máy cho xe chạy nhanh...
Những tờ giấy bạc thi nhau rớt xuống như đàn bươm bướm bay trong gió chiều buồn tênh... Hoa khóc chạy theo gào lớn:
- Nhân, anh hãy tha thứ cho em, mấy chục năm nay em hối hận lắm... Hãy tha thứ cho em, Nhân...
- Để yên cho tôi với cái hạnh phúc sẵn có của tôi, đừng làm xáo trộn tâm tư tôi...
Bên ngoài tiếng Lài âu yếm gọi chồng:
- Anh Nhân, trời sắp tối, anh về ăn cơm kẻo nguội...
Tiếng nức nở van xin của Hoa hoà lẫn với tiếng hát trầm ấm trong máy hát nghe buồn não nuột...

“...Anh còn nợ em giòng sông bến cũ, con sông êm đềm. Anh còn nợ em nụ hôn vội vàng, trăng chiếu qua thềm. Anh còn nợ em cuộc tình đã lỡ. Anh còn nợ em...”

Hoa tiếp tục lửng thửng đi theo con đường Quang Trung với nỗi lòng quặn thắc trong buổi hoàng hôn se lạnh của trời cuối thu làm cho con tim càng thêm nhức nhối. Cảnh vật chung quanh như đồng cảm và trĩu nặng với mối u sầu vương mang của lữ khách. Phút chốc, Hoa đã đến bên bờ sông Thạch Hãn, lòng Hoa buồn vời vợi khi chạnh nhớ bài thơ LỠ LÀNG của Ðông Phong TÐÐ, Hoa khẻ ngâm hết bài thơ để rồi vội vã ra về vì trời đã tối sầm một cách đáng sợ…


Chiều thu lành lạnh đợi đò ngang
Xào xạc cành rung rũ lá vàng
Gởi nỗi niềm riêng cơn gió lộng
Trôi dòng ký ức nước sông mang
Ra đi vẫn nhớ lời chung thủy
Trở lại thì hay chuyện lỡ làng
Thơ thẩn bâng khuâng ngồi bến đợi
Chờ nghe tiếng sóng rẽ bờ sang.
Rẽ bờ sóng nhẹ tiễn em sang
Trút mối ưu tư cảnh lỡ làng
Lưu luyến tình xưa lòng héo hắt
Vấn vương nghĩa cũ dạ sầu mang
Hẹn thề chưa vẹn duyên trăng nước
Cách trở đành quên nghĩa đá vàng
Dẫu muốn mờ phai thời dĩ vãng
Sao nhoà dấu ấn buổi sang ngang
Chưa nhoà dấu ấn buổi sang ngang
Ôm hận tàn thu với bạn vàng
Vận số lao đao còn đeo đuổi
Duyên tình trắc trở vẫn vương mang
Ba sinh cứ tưởng đời êm ái
Một cõi nào hay chuyện lỡ làng
Thôi thế thời thôi thời thế thế
Cho lòng nhẹ nhỏm lật trang sang. 
 
Ðêm hôm đó, Hoa không tài nào ngủ được. Nhớ lại lời nói miệt thị và thái độ thù ghét mà Nhân đã đối xử với nàng hồi chiều làm cho con tim Hoa nhức nhối, lòng buồn và buồn vô hạn... Với tấm lòng độ lượng và có một điều gì hối hận, nên Hoa lại tự nhủ với lòng là đáng thương Nhân hơn là đáng trách. Nàng lại nghĩ:
- Nàng Kiều bán mình để chuộc cha trong trường hợp bị cường hào ác bá cưỡng bức đẩy nàng vào thế đường cùng. Cuộc đời của Kiều lại phải chịu bao nỗi đắng cay bội phần, sống chết bao phen, quả thật tạo hóa bất công !  
Trường hợp của Hoa do Hoa tự cân nhắc, tự chọn giữa chữ hiếu và chữ tình.  Trước  mắt, Hoa cứ nghĩ mình cần phải cứu cha và gia đình, còn tình yêu với Nhân mình không phản bội là được! Nhưng có ngờ đâu sự thể lại đẩy đưa ngoài ý muốn... Nỗi oan nầy làm sao giải tỏa được!
Hoa đến với Tony cũng bằng tình yêu và thật sự của tình yêu vợ chồng. Hoa hết lòng với chồng con và gia đình chồng, Hoa cố quên hình ảnh Nhân. Nhưng Hoa càng cố quên thì lại nhớ, nhớ cái hình ảnh tình đầu ngây thơ của tuổi mới lớn, và nhớ để mà hối hận như chuộc lỗi chưa vẹn câu thề.
Một điều Hoa hằng cầu mong cho Nhân được bình an và có được một mái ấm gia đình hạnh phúc, nên Hoa đã cố tìm để nói được một lời tạ tội và nếu có thể giúp cho gia đình Nhân nếu có khó khăn. Ðiều ước nguyện của Hoa đã tan thành mây khói...
Không ngủ được, nhưng trời đã sáng, Hoa tự hứa với lòng là quên đi tất cả….

Thế gian nhiều nỗi đắng cay
Mấy ai hiểu được lòng này cho chăng
Thương ai máu lệ đôi hàng
Thấm sâu về dưới suối vàng giải oan…

Hoa rời phòng ngủ, sau khi trang điểm một cách sơ sài, nàng rủ Bà Ba cùng đi ra quốc lộ 1 ngang qua xã để Hoa có dịp tìm hiểu thêm về các chứng tích của thảm hoạ 1972...
Trên đường đi dọc Quốc Lộ 1 ra hướng Bắc về phía tay trái, Hoa nhìn thấy tượng Ngài Ðịa Tạng nên rất ngạc nhiên...
- Đó là Chiêu Linh Ðài của Phật Giáo. Trong đợt theo dân  Quảng  Trị  hồi  cư, Tỉnh Giáo Hội PGVNTN tỉnh Quảng Trị được sự thoả thuận của xã Hải Trường nên đã dựng lên một ngôi Chùa tạm vừa làm trụ sở Tỉnh Giáo hội QT, gần với khuôn viên Tỉnh Giáo hội, Thượng Toạ Thích Chánh Trực cho xây Tượng Ðài  Ngài Ðịa Tạng gọi là Chiêu Linh Ðài để giải oan cho bao sinh linh chết oan, chết thảm trong cuộc chiến, gọi là Ðại Lộ Kinh Hoàng. Vào khoản tháng Tư năm 1974, Tỉnh Giáo Hội có sự tiếp tay của các cơ quan thuộc tỉnh, Hội Ðồng Tỉnh và dân chúng tổ chức một Ðại Lễ Ðại Trai Ðàn kéo dài hơn một tuần do Tỉnh Giáo hội chủ trì có sự tham dự của nhiều phái đoàn các tỉnh và phái đoàn PGVNTN Trung Ương ra tham dự.
Sau năm 1975, ngôi chùa bằng cây gỗ lợp tôn phải tháo gỡ di dời ra chùa Sắc Tứ. Chiêu Linh Ðài xây bằng xi măng nên còn lại, nhưng chính quyền không cho tu sửa, mãi sau này một số tín đồ làm liều lén lút sơn quét lại mới thấy được như ngày nay.
Tháng 7 năm 2005, Thầy Thích Chánh Liêm phối hợp với quý thầy ở Huế có tổ chức một đại lễ Trai  Ðàn có  rất đông đạo hữu các nơi về tham dự nhưng vẫn hạn chế một số chùa ở Hải Lăng không tham dự được. Bà Ba  giải thích...Ðến  đây  Hoa  mới  nhớ lại bài thơ của  chị Diệu Hồ về Chiêu Linh Ðài như sau:

Kinh Hoàng Ðại Lộ bảy mươi hai
Sừng sửng thinh không lộng bóng Ngài
Cứu độ hồn oan Ðức Ðịa Tạng
Nương nhờ kinh kệ Ðấng Như Lai
Cầu Dài ghi dấu mùa tang tóc
Quảng Trị hằn sâu cảnh hoạ tai
Nghi ngút trầm hương đời tưởng nhớ
Ngậm ngùi khách lạ viếng Linh Ðài.
  Hoa đi dọc thêm mấy kilomet về hướng Bắc thì thấy một nghĩa trang khang trang tên là  “ Nghĩa trang liệt sĩ ”. Nơi đó có một tượng đài cao hơn sáu mét có hàng chữ -  Ðài Liệt sĩ.
Bà Ba kể cho Hoa nghe lai lịch nghĩa trang và tượng đài nầy....
- Năm 1973, Tỉnh và Hội Ðồng Tỉnh Quảng Trị đã chọn khu đất nầy làm Nghĩa Trang và Ðài Tưởng Niệm nạn nhân chiến  cuộc 1972. Đó là vùng đất rộng lớn do xã Hải Trường thuận nhượng. Hội Ðồng Tỉnh cho trồng dương liễu chung quanh và lập nên một nghĩa trang rất đẹp.
Ðài Tưởng Niệm có tường thành xây bao chung quanh. Phía  sau  Ðài có ngôi nhà xây tường, lợp ngói gọi là Ðền Tưởng Niệm, phía trong có ba căn thờ lớn và giao cho xã quản thủ, cắt cử người trông nom hương khói. Quanh Ðền, Ðài là khu mộ của những đồng bào và binh sĩ tử nạn không có thân nhân.
Sau biến cố cuối tháng 4/1975, Ðền và Ðài tưởng niệm cùng chung số phận của bao nghĩa trang như NghĩaTrang Biên Hòa của quân đội VNCH khác bị xóa sạch. Nghĩa trang này chúng cướp đi để lập thành Nghĩa trang liệt sĩ Cọng sản, ngôi Ðền thì chúng san bằng và cướp gạch ngói, gỗ về làm của riêng. Về Tượng Ðài, chúng giữ lại và cải biến thành Ðài Liệt sĩ.
Hoa nghe Bà Ba  kể hành động cướp đoạt như trên, nàng cảm thấy..
- Thật quá xót xa cho thân phận người dân sau ngày gọi là “được giải phóng”. Đối với người sống thì chúng đoạt của, bắt làm nô lệ, bắt tù tội đủ cách... Với người chết thì chúng cũng cho  “ liệt sĩ ”dành chỗ nghĩa trang “ tử sĩ ”.
   Quá ngao ngán, Hoa buông tiếng thở dài …. Nàng kéo tay Bà Ba lửng thửng đi về với nỗi buồn vô tận...     

Còn nữa...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét