Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

CHIỀU NHẠC KỶ NIỆM CỐ NHẠC SĨ TRẦM TỬ THIÊNG

Westminster/Nguyễn Ninh Thuận- Lúc 1:00PM- 6:PM PM Chủ Nhật 26-1-19, chiều nhạc  tưởng niệm cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng năm thứ 19 đã diễn ra tại nhà hàng Moonlight, Nam Cali. với chủ đề: “Một Ngày Việt Nam”, do Diễn Đàn Giáo Dân và Mạng Lưới Nhân Quyền VN tổ chức. Trong buổi chiều nắng  ấm của vùng  “Thủ Đô Của Người Tỵ Nạn” bao gồm những bản nhạc mang đậm nét yêu thương và khắc khoải về quê hương…đã đón tiếp Thị Trưởng Westmister Tạ Đức Trí & Phó Thị Trưởng, đại diện các Hội Đoàn, Đoàn thể trong CĐVN,  hàng trăm khán thính giả yêu thích âm nhạc, nhất là NS Trầm Tử Thiêng đã xa rời chúng ta với một lực lượng đông đảo ca nhạc sĩ tham dự như Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Liên Đoàn Hướng Việt, Hải Âu, Ái Phương, Erlinda, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, Thanh Thanh, Hạnh Cư, guitarist Ngô Tín, và đặc biệt hai ca nhạc sĩ từ Paris qua là Thu Sương và Đình Đại, đã cống hiến cho khán giả 5 tiếng đồng hổ thưởng ngoạn một chiều nhạc giá trị và đầy ý nghĩa…
<!>
   Trước khi khai mạc, ca sĩ Vũ Hùng hát bài “Cờ Bay Trên Phố Bolsa”- Tuấn Khải hát bài “ Trộm Nhìn Nhau ” của Trầm Tử Thiêng. Sau sân khấu, từng bài hát, BTC tổ chức làm những slide show hình ảnh ca sĩ đang hát & hình ảnh NS Trầm Tử Thiêng rất đẹp sống động rõ nét…Thật là một điểm son cho BTC.  MC: Bích Trâm và Nguyễn Đình Cường

 Sau nghi thức chào cờ Việt Mỹ & phút mặc niệm do CLBTNS & Ban Tù Ca Xuân Điềm phụ trách, trung tâm Asia qua slide show các ca sĩ đồng ca bài “ Một Ngày Việt nam ”của Trầm Tử Thiêng.
  Đầu tiên  là lời chào mừng của ông Nguyễn Văn Liêm, trưởng ban tổ chức lên chào mừng & cám ơn khán giả, trong đó có đoạn nói “…Nhac Sĩ Trầm Tử Thiêng, người nhạc sĩ với con người thâm trầm kín đáo giống như tên gọi bút hiệu của ông. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã rời xa chúng ta 19 năm, 19 năm ông đã trở về nơi bình yên vĩnh cửu. Nhưng giòng nhạc của ông còn mãi trong lòng người Việt ở khắp nơi. Những bài ca ông sang tác từ thời ly loạn chinh chiến đã đi vào lòng người từ hơn nửa thế kỷ qua. Người ta gọi ông là nhạc sĩ của tình khúc, của quê hương bi hận đớn đau, và của lòng nhân ái tình tự dân tộc…

Ông trăn trở với đồng bào ruột thịt lênh đênh vô vọng trên biển Đông, khi thế giới đóng lại cánh cửa đón nhận người tị nạn vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.Trong tuyệt vọng lóe lên niềm hy vọng khi chính phủ Phi Luật Tân cho phép thành lập Làng Việt Nam cho người tị nạn, và do đó bài ca “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” của ông được ra đời. Giòng nhạc của ông gần gũi với con người trong cuộc sống đời thường, cùng xót xa với những than phận khổ đau, và đồng hành với định mệnh nghiệt ngã của quê hương dân tộc. Ở giai đoạn cuối đời, cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ, ông trải rộng tấm lòng của mình trong những bản hợp ca cho tương lai của đất nước như “Bước Chân Việt Nam”, “Một Ngày Cho Việt Nam”. Những bài ca này khơi gợi cho người nghe những cảm xúc dâng trào khao khát ánh bình minh của tự do mau chiếu tỏa trên quê hương đau khổ Việt Nam…”

   GS Trần Đình Cường lên nói sơ tiểu sử NS Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc/Quảng Nam Đại Lộc, nhưng trên giấy tờ ghi ông sinh năm 1940.Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1949. Sau đó ông lên Sài Gòn tiếp tục học và tham gia hoạt động âm nhạc ở các học đường và các đoàn thể trẻ. Năm 1958 Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư phạm và bắt đầu dạy học. Năm 1966, Trầm Tử Thiêng nhập ngũ, thuộc Cục Tâm lý chiến thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị  QLVNCH. Thời gian này ông viết các bản nhạc về lính Quân Lực Việt Nam Cộng hòa như: "Quân trường vang tiếng gọi", "Đêm di hành", "Mưa trên poncho".  Sau Tết Mậu Thân Trầm Tử Thiêng viết bài "Chuyện một chiếc cầu đã gãy" nói về cầu Tràng Tiền bị giật sập…  Ngoài ra, ông cũng tham gia vào  phong trào Du ca VN…Từ năm 1970, Trầm Tử Thiêng làm việc trong ngành Phát thanh Học đường cho đến ngày 30 -4-75.  Sau nhiều lần vượt biên không thành, ông bịmột thời gian
    Nối tiếp Nhạc Sĩ Trúc Hồ lên chia sẻ những kỷ niệm & sáng tác cùng NS Trầm Tử Thiêng. Nhạc sĩ cho biết Trầm Tử Thiêng đã cùng Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: "Bước chân Việt Nam", "Việt Nam niềm nhớ", "Một ngày Việt Nam", "Tình đầu thời áo trắng", "Cám ơn anh"... và những tình khúc như "Cơn mưa hạ", "Đêm", "Đã qua thời mong chờ". Một bài hát khác của NS/TTT là "Đêm nhớ về Sài Gòn" viết 1987 cũng được nhiều người biết đến. Tháng 8 năm 1996, Trầm Tử Thiêng viết ca khúc "Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng" nhân sự kiện một làng Việt Nam được xây dựng ở Philippines dành cho người Việt lưu vong. Bài đầu tiên “ Bên Em Đang Có Ta ” Trúc Hồ nhờ NS Anh Bằng viết lời, nhưng NS Anh Bằng giới thiệu NS Trầm Tử Thiêng là thích hợp, nhưng khi NS Trầm Tử Thiêng  gởi qua lần đầu, NS Trúc Hồ không thích nên ông viết lại…Sau khi NS Trầm Tử Thiêng gởi lại, NS Trúc Hồ khen & rất bằng lòng…


   Trong phần nói chuyện của diễn giả Trần Phong Vũ với chủ đề: Sức mạnh của âm nhạc trong đấu tranh…  Cộng sản đã triệt để khai thác nhạc, kể cả thơ ca vào mục đích kích động chém giết, ném vào chiến tranh không thương tiếc hàng triệu thanh niên miền Bắc, khơi dậy lòng căm thù để Sinh Bắc Tử Nam cho đảng của họ, chứ không phải vì tự do cho nhân dân. Ngược lại, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là một trong hàng trăm nhạc sĩ đã dùng âm nhạc làm sức mạnh để tranh đấu bảo vệ chính nghĩa và tự do cho Miền Nam chống lại làn sóng xâm lăng từ phương Bắc…
   Xen kẻ những bài nói chuyện của các diễn giả là những ca sĩ chuyển tải những ca khúc của NS Trầm Tử Thiêng qua Ban Tù Ca Xuân Điềm /Cám Ơn Anh-
Tiếng hát điêu luyện của ca sĩ Thu Sương và ca nhạc sĩ Đình Đại đến từ Pháp Quốc/Tưởng Niệm-Thư Xuân Hải Ngoại & Có Tin Vui giữa Giờ Tuyệt Vọng do casĩ Thanh Thanh chuyển tải-Ca sĩ Lâm Dung/Kinh Khổ & Hạt Mưa Trên PonCho-Ca Sĩ Ngọc Quỳnh/Rồi 20 Năm Sau& Con Quốc VN- Hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ/ Bên Em Đang Có Ta- Mười Năm Yêu Em/Hạnh Cư-Song ca Lâm Dung & Ngọc Quỳnh/Bài Hương Ca Vô Tận-Ca Sĩ Đình Đại/Mây Hạ,Đưa Em Vào Hạ, Dứt Bão Bắt Đầu Nước Mắt-Ca Sĩ Thu Sương/Cơn Mưa Hạ,Đã Qua thời Mong Chờ, Mộng Sầu-Một Đời Áo Mẹ Cho Em-Erlinda/Ai bảo Anh Làm Thinh, Chợt Nghĩ Về Hai Nơi- Hoạt cảnh “Chuyện Một Chiêc Cầu Đã Gẫy”- nói về cây cầu Tràng Tiền trong Tết Mậu Thân 1968 đã bị cộng sản phá sập vài nhịp, và 6 ngàn dân lành bị giết hại, do Ban Tù Ca Xuân Điềm trình diễn đã được khán giả tán thưởng nồng nhiệt-
Các em thiếu nữ trong đồng phục áo dài trang nhã mầu xanh đọt chuối của Liên Đoàn Hướng Việt/ Du Ca Nam California trong các bài Bước Chân Việt Nam, Hãy Hát Lên Tuổi Thơ, Thời Gian- Những bài hát đậm tình quê hương, và cám ơn người chiến sĩ VNCH, như Bài Hương Ca Vô Tận, Những Con Đường Trắng”, 7 Ngàn Đêm Góp Lại/ Hải Âu – Tôn Nữ Còn Buồn, Đêm Nhớ Về Sài Gòn/Ái Phương- Người Ở Lại Đưa Đò, Bước Chân Việt Nam/ Thu Sương đã đưa khán giả như trở về khung cảnh Miền Nam thân thương ngày xưa, trở lại cố đô Huế, trong những năm tháng còn chiến tranh, rồi làn sóng hàng triệu người vượt biển tìm tự do…

Chương trình kết thúc vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày sau bài hát làm cho khán giả bồi hồi xúc động: “Hòa Bình Ơi! Việt Nam Ơi!” & lời cám  ơn của BTC…





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét