Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

NĂM TUẤT NÓI CHUYỆN CHÓ ( Viết theo sưu tầm tài liệu) - Nguyễn Ninh Thuận

 Vào cuối thời kỳ đồ đá, con thú nuôi trong nhà đầu tiên là con chó nhỏ mới được thần hóa, có lẽ là hậu duệ của loài chó là chó  rừng lông vàng .  Đã từ lâu, các chú khuyển nuôi trong nhà đã trở thành những người bạn không thể thiếu của nhiều nhà khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thôn quê ra tới thành thị…. Ở nhiều nơi trên thế giới, những chú chó được trân trọng và nâng niu, được ôm vào lòng, được dẫn đi chơi
 Ở các nước Tây phương & Mỹ khi xếp hàng, người đàn ông còn đứng sau con chó! 
 Trong đời sống hàng ngày, trên báo chí sách vở, con chó đối với con người có tình có nghĩa & trung thành với chủ! Nó là con vật mà có khi hơn những người lọt lừa gian xảo…Câu làm thân “ Khuyển Mã ” ý nói con người trung thành làm việc cực lực với chủ để báo ơn nghiã nuôi dưỡng. 
<!> 
Báo chí Đài Loan từng đưa tin một con chó đã tru suốt ba ngày đêm khi chủ của nó chết. Con chó cũng đã nằm phủ phục bên mộ, khi chủ qua đời cho đến khi nó tắt thở. Con chó có thói quen ra ga đón chủ đi làm về….nhưng bất hạnh người chủ qua đời không trở về & con chó vẫn hàng ngày ra sân ga đón chủ về & không chịu về nhà,  không ăn cho đến sức tàn hết thở !...Trong biến cố 911 ở Mỹ, con chó đã đưa người chủ khiếm thị thoát khỏi biển lửa trong từng cao Tháp Đôi bị sụp đỗ bốc cháy khi bị  ném bom . Nhan nhản ngoài đường phố, con chó dẫn đường cho chủ đi. Chúng ta cũng đã nghe khá nhiều câu chuyện về chó hi sinh cứu chủ, cứu con chủ & rất trung thành với chủ…Con chó giử nhà rất tốt/ phòng kẻ trộm cắp. Ở nhà quê Việt Nam con chó kiêm luôn dọn dẹp vệ sinh cho trẻ con…Chó cũng được huấn luyện để canh giữ các bầy gia súc, kéo xe… Chỉ có chó sói là con vật nguy hiểm trong đời sống con người và một loài vật  khác hay bị nó tấn công, ăn thịt!
 Bệnh viện chó cũng là một ngành kinh doanh béo bở và có hẳn một số công ty chuyên làm dịch vụ mai táng cho những con vật này khi chúng chết, có nghĩa trang chó mèo …Có Bác Sĩ Thú y, có nhà thương săn  sóc bệnh cho chó khi chúng đau ốm . Có những cụ già coi chó, mèo là người thân cận, nên khi chết không để tài sản cho con cháu, mà để di chúc cho chó mèo hưởng…Có những dịch vụ làm đẹp, săn sóc, chải lông, cắt móng cho chó…Người ta còn cho chó mặc những áo thật đẹp, tổ chức cho chó thi sắc đẹp mặc trang phục lộng lẫy để lấy giải…

Con mèo, con chó có lông,
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai

Câu hát nhiều chất thơ, học được ở nhà trường hoặc qua sách vở…
Về chó, ca dao ta còn có câu thật hay :

Bực mình con chó nhỏ sủa dai
Sủa nguyệt lâu đài, sủa bóng trăng lu
Trăng tan tành rơi xuống một cù lao
Hóa đài điện đã rất nên tráng lệ  ( Phan Thiết )

Trong văn học,  con chó cũng đã góp mặt rất sớm qua bài thơ Vô Đề, mở đầu Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi, tác phẩm bình minh trong nền thi ca Việt Nam :

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen xú xứa ngại nuôi vằn

Ngày xưa nước ta con chó không có tên, được gọi tên  theo màu lông: con vằn, con vện, con mực, con khoang, con vàng
Bóng dáng, tiếng sủa của con chó gắn bó với phong cảnh làng mạc Việt Nam, được Nguyễn Khuyến ghi lại bằng câu thơ tài tình :

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người

Giữa chó và lịch sử dân tộc truyền thuyết dân gian đã thiết lập mối quan hệ lâu đời : -An Dương Vương Thục Phán chấm dứt triều đại các vua Hùng, lên ngôi năm 258 trước Tây lịch, dời đô từ miền trung du Vĩnh Phú về miệt đồng bằng Sông Hồng. Vua định đô tại làng Tó (Uy Nỗ), rồi dời về gò Cổ Loa, theo chân  đàn chó, có lẽ là chó săn vì các thủ lãnh bộ lạc là những thợ săn lỗi lạc – Lê Lợi về sau cũng vậy! Con chó được vua sủng ái nhất, có lẽ là chủ soái đàn chó săn, cũng dời về Cổ Loa để lót ổ đẻ con.
Ông vua xây dựng cơ chế quốc gia độc lập lâu dài cho nước Đại Việt là Lý Công Uẩn, sinh năm Giáp Tuất, 974, cầm tinh chó. Truyền thuyết kể rằng bà mẹ họ Phạm sống trong chùa, nằm mơ thấy thần chó đá và thụ thai. Sinh con trai, bà mang đến chùa Cổ Pháp và con chó bằng đồng của chùa bỗng sủa mừng ; Sư cụ là Lý Khánh Vân cho là điềm lành, ứng vào sấm ký của chùa, rước nuôi đứa bé và đặt tên Công Uẩn, cho mang họ của mình. Cậu bé theo học thầy Vạn Hạnh, thành đạt, làm tướng giỏi, sau lên ngôi vua, 1009.
Năm sau, Canh Tuất 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, gần Cổ Loa, đặt tên Thăng Long. Lúc dời đô, có con chó cái bơi từ Cổ Pháp vượt sông Hồng, theo vua, về lót ổ đẻ bên Hồ Tây, chỗ hồ Trúc Bạch bây giờ còn dấu tích. Truyền thuyết khác, kể rằng con chó Cổ Pháp vượt sông lót ổ đẻ trên núi Nùng, nên Lý Thái Tổ dời đô về phía ấy và chọn núi Nùng làm chính diện, lập đền thờ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn kể chuyện con chó châu Cổ Pháp, đẻ con sắc trắng có đốm đen thành ra hai chữ “thiên tử”, kẻ thức giả nói đó là điềm người sinh vào năm Tuất làm thiên tử, quả là ứng nghiệm vào Lý Công Uẩn.

Khi phát động du kích 1947, để bảo vệ bí mật chuyển quân,  những hy sinh hằng loạt đầu tiên là những con chó. Hai mươi năm sau, 1968  trong vụ Tổng công kích Mậu Thân, những ngày áp Tết, loài chó  lại nhất loạt hy sinh. Sau trận tập kích, những con chó lạc chủ lang thang lại mất mạng. Cứ mỗi lần đất nước có biến động lớn lao, loài chó là những nạn nhân
Trong quân đội VNCH, trong ngành Quân Nhu có ngành “ Quân Khuyển ” huấn luyện chó đánh hơi truy kích đích, tìm ra hang ổ ẩn náu của địch. Chó cũng được huấn luyện đánh hơi để tìm ra ma túy  bạch phiến khắp nơi, nhất là ở các phi trường, bến xe, bến tàu  chỗ đông người qua lại. Người ta huấn luyện chó để làm xiếc, làm trò mua vui cho con người,  vì nó rất thông minh, dễ bảo
Tuy con chó rất có công & hữu ích trong đời sống con người, nhưng trong tiếng Việt, chó là lời nguyền rủa. Thường thường là nặng nề và oan ức. Thật ra con chó tự nó không có gì xấu!  Cái ta cho là xấu là do con người sai khiến, luyện tập. Trong hoàn cảnh xã hội đảo điên, lịch sử nghiệt ngã, chó trở thành biểu tượng u uất, đa nghĩa…Con chó hay sủa & cắn người lạ vào nhà để bảo vệ tài sản cho chủ nhà. Nhưng ở Việt Nam vào mùng nóng nực hay có nạn chó dại, truyền bệnh dại cho người, nên người bị chó dại cắn phải vào nhà thương chích mấy chục mũi thuốc đề điều trị, phòng bệnh dại sẽ tru lên như chó, sau đó sẽ chết!
Trong văn chương, chó được xem như người bạn trung thành của con người. Con chó tượng hình mình vào thi ca thành con chó đá ngồi canh giữ hồn làng. Con chó đá dưới gốc đa ngồi canh giữ hồn làng từ bao giờ? Con chó đá còn ngồi canh giữ hồn làng đến bao giờ nữa?...
Bây giờ ở các miền quê thiếu vắng dần những con chó đá buồn bã ngồi trên những đường làng lối ngõ. Thay vào đó là đôi sư tử đá trông oai vệ hơn, uy thế hơn nơi tam cấp những phủ, những tư gia... Con chó đá cứ vắng bóng dần, cùng phôi phai theo năm tháng nhạt nhòa của thời gian!
 Chó làm bạn với con người từ 15.000 năm nay, khắp nơi trên mặt đất. Chó thời tiền sử giúp con người săn bắt, bồi dưỡng chất đạm cho lương thực, chó canh chừng giấc ngủ an toàn cho chủ nhân ăn ngon ngủ yên, con người gia tăng sức lực, và thảnh thơi hơn, để phát triển kinh nghiệm, ngôn ngữ, tín ngưỡng, chăn nuôi, nông nghiệp, tổ chức xã hội, chính trị, kinh tế…. Nói khác đi, chó là kết quả, thành phần và tác nhân của các nền văn minh, văn hóa... Dần dà, có lúc, có nơi người phụ chó, chứ ít khi chó phụ người.
 Về ẩm thực, có câu :

  Sống trên đời, ăn miếng dồi chó,
  Chết xuống âm phủ, biết có hay không ?

 Làm trai biết đánh tổ tôm,
 Uống rượu thịt chó, ngâm nôm Thúy Kiều.

   Thịt chó cũng làm ra 7,8 như bò 7 món.  Món  thịt chó là món nhậu nhậu tuyệt ngon kèm lá mơ, củ riềng…. Nghe đâu người ta kháo nhau : ăn miếng thịt chó còn dính kẻ răng, ba ngày xỉa răng còn thơm…Vì thế có rất nhiều quán “ Cầy Tơ ” nở rộ khắp nơi từ làng quê thôn xóm ra tỉnh thành…




   
Những năm Tuất trong lịch sử Việt Nam:
*TUỔI GIÁP TUẤT
-Lý Công Uẩn ( 974-1028 ) lên ngôi vua, lập nên nhà Lý (1009-1225).
-Trần Danh Án (1754-1794) Theo Vua Chiêu Thống thất bại, ở ẩn. Soạn giả Nam Phong Giải Trào.
-Kỳ Đồng ( 1874-1929) Chính tên Nguyễn Văn Cẩm, ngầm giúp Đề Thám. Bị Pháp đày đi Polinesie.
-Bạch Thái Bưởi ( 1874-1932 ) Nhà doanh nghiệp , mở nhà in, lập công ty tàu buôn cạnh tranh với tư bản Pháp đầu thế kỷ 20
* TUỔI BÍNH TUẤT
-Trần Quốc Tuấn ( 1226-1300) Vị danh tướng, làm Tiết Chế đánh giặc Nguyên toàn thắng.Tác giả Hịch Tướng Văn
-Mạc Thiên Tích ( 1701-1780) Người mở mang trấn Hà Tiên, chúa Nguyễn phong là Tông Đức Hầu. Tác giả Hà Tiên thập Vịnh, lập Chiêu Anh Các
-Nguyễn Cư Trinh ( 1706-1767 ) Giúp chúa Nguyễn Phúc Khoát mở mang miền Nam. Tác giả truỹeb Sãi Vãi
*TUỔI MẬU TUẤT
-Nguyễn Công Trứ ( 1778-1858 ) Nhiều công lao khẩn hoang, chính sự. Bị thăng giáng nhiều lần. Tác giả nhiều thơ trù mở đầu từ thế kỷ 19.
-Dương Quảng Hàm ( 1898-1946) Nhà giáo, nhà nghiên cứu. Tác giả Việt Nam Học Sử Yếu.
*TUỔI CANH TUẤT
-Nguyễn Tuân ( 1910-1987 ) Nhà Văn, Tổng thư ký hội  Văn Nghệ Việt Nam. Tác giả các tập Tùy bút Và Vang bóng một thời.
-Thạch Lam ( 1910-1942 ) Nhà văn, có chân trong Tự Lực Văn Đoàn, tác giả nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết xuất sắc.
-Tạ Quang Bửu ( 1910-1986 ) Nhà hoạt động khoa học xuất sắc. Sau năm 1945 là Thứ Trưởng bộ Quốc Phòng , rồi Bộ trưởng Bộ Đại Học & Trung học chuyên nghiệp, Hiệu Trưởng trường Đại học VN.
* TUỔI NHÂM TUẤT
-Lê Thánh Tôn (1442-1497) Nhà Vua xuất sắc nhất trong lịch sử ta. Lập ra hội Tao Đàn, có nhiều hoạt động văn hóa, kinh tế, quân sự-Công bố luật Hồng Đức.
-Trần Bích San ( 1838-1877) Đỗ Hoàng Giáp. Liêu táng Tam Ngiyên. Đang chuẩn bị đi sứ Pháp thì mất.
-Chu Mạnh Trinh ( 1862-1905 ) Đỗ Tiến Sĩ, làm quan đến Án Sát. Nổi tiếng về thơ Nôm, đặc biệt là tập thơ Vịnh Kiều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét