Danh sách Blog của Tôi

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

VU LAN THƯƠNG NHỚ ĐẤNG SINH THÀNH - Nguyễn Ninh Thuận


     Ba của Tâm được phong hàm “ Cửu phẩm ” thời Vua nhà Nguyễn. Ba được dân làng rất kính trọng, ăn trên ngồi trước trong đình đám hội hè. Ba Tâm phải ở lại quê nhà trông coi ruộng nương, và lo phần hương hỏa vì ông nội Tâm là Bá hộ cả một vùng, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, kẻ ăn người làm vô ra tất nập, vay mượn…Sau đó ông nội phải lòng một người giúp việc trẻ đẹp, nên lập phòng nhì, trong khi bà nội Tâm rất hiền lương chuyên làm việc thiện. Những tháng mưa lụt của miền đông nghèo khổ của miền trung, bà nội cho người chèo thuyền đi phát cơm gạo cho người thiếu ăn, nghèo khổ…Ba Tâm phải ở lại lo phần hương hỏa cúng tế, nhóm họ, đình đám trong làng quê.. . Rồi chính sách “Người cày có ruộng” ra đời, ruộng vườn phải giao lại cho tá điền, nhà chỉ còn lại một ít. 
<!>
Ba là con trưởng giòng chính, mà ba Tâm lại “chiêu”, chỉ làm sổ sách, coi sóc, đốc thúc  người làm, thu tiền, thu lúa…Ba  không thể trực tiếp làm ruộng được, người cho người ta làm rẻ. Trong khi các cô chú, con giòng sau với bà nội kế lanh lợi, đã rút tỉa tiền bạc mang về cho con cái bà ấy vào Huế ăn học…Huê lợi nhà Tâm thu vào ngày càng ít ỏi. Gia đình ngày càng lâm vào khánh kiệt, vì không quen chân lấm tay  bùn, canh tác ruộng nương, mà chỉ chờ người ta làm rẻ, đến mùa đến nộp lúa gạo cho gia sinh sinh sống qua ngày đạm bạc... Vườn tược trồng cây thì cũng không nhúng tay cầm cuốc cào làm được! Bao nhiêu việc đồng án, trồng huê màu chỉ mướn người ta làm!  Rồi thì ruộng vườn, nhà cửa tan hoang trong thời kỳ Tây đô hộ nước ta và càng khốc liệt hơn khi cuộc chiến xảy ra giữa hai miền Nam Bắc thật ác liệt! Tâm nghe chị Hường kể lại:

- Có khi gia đình mình không còn gạo nấu, tất cả phải ăn khoai sắn trừ cơm, đôi lúc bị say vì sắn độc .Những lúc ấy, mấy chú còn giàu sang, không một ai có lòng giúp đỡ ba mẹ Tâm trong cảnh đói nghèo này! Nhớ lại thuở gia đình ba mẹ Tâm còn giàu sang phú quí, lắm anh em bà con bè bạn lui tới nườm nượp để nhờ vả, hỏi mượn. Nay họ thấy thấy gia cảnh ba mẹ Tâm xuống dốc đã quá nghèo nàn, không còn gạo nấu thì họ lại lánh xa như không hề quen biết, kể cả anh chị em ruột  thịt. Có gặp cảnh cơ hàn, mới biết tình ruột thịt, bạn bè ai tốt ai xấu với mình! Thế thái nhân tình là thế đấy! Gặp cảnh hàn vi mới biết quí đồng tiền….
    
    Thế rồi cơ may đến với người hiền lương, gia đình Tâm  ngoài ngôi nhà cuối làng, còn có một ngôi nhà trong chợ nên mở tiệm chạp phô, làm bánh mua bán  & mỗi ngày một khấm khá lên! Chị Hường là mẫu người đó! Nay có ăn, có để, chị cũng phải để dành. Chị rất sợ viễn ảnh tương lai sẽ quay trở lại cái cảnh quá đói nghèo thuở nào. Cũng vì chị sợ đủ thứ, nên chị tính toán chi ly đủ điều, có khi trở thành quá keo kiệt! Chị đếm từng đồng bạc cho Tâm vừa đủ chi tiêu ăn học.  Trẻ người non dạ, Tâm lại khóc lóc vòi thêm, nước mắt & nước mắt chảy dài theo năm tháng con gái út đi học xa... Mẹ Tâm lại phải chạy mượn trước tiền hụi, lấy trước tiền lúa mùa sắp đến, để lén lút cho Tâm…
   
    Ba Tâm rất hiền, làng trên xóm dưới, ai ai cũng đều thương yêu và quí mến. Ba ký cóp tiền bạc, cất dấu không dám tiêu xài. Càng nghĩ về mẹ, Tâm càng thấy thương nhớ Mẹ nhiều vô cùng! Thuở đó, đêm đêm mẹ thường hay ngủ với Tâm, có khi thức giấc, Tâm nghe mẹ to nhỏ vòi tiền ba để dúi cho con gái út cưng có tiền tiêu xài khi  vào Huế học trường Đồng Khánh tiêu xài!... Mẹ đã cho Tâm tình mẫu tử bao la như sông nước đại dương. Thế mà Tâm hay giận hờn, nhịn ăn để làm yêu sách với Mẹ, làm Mẹ phải dịu ngọt dỗ dành, buồn lo...

         Nhớ thời lứa tuổi học sinh,
         Áo dài màu tím bên mình thường xuyên.
         Nhà nghèo đâu kiếm ra tiền,
         Mẹ thương, mẹ bán dây chuyền tân hôn.
         Mẹ vì “ tất cả cho con ”,
         Miễn sao con được vuông tròn  Mẹ vui .

  Tâm được đi học là cả một sự hy sinh thật to lớn vô cùng của gia đình ba mẹ. Bù lại, Tâm học rất khá, hàng tháng đều mang về trình ba mẹ bằng khen hoặc bằng danh dự. Ba đã cất kỹ trong tủ áo, lâu lâu ba mang ra khoe với bà con hàng xóm đến thăm với vẻ hãnh diện. Dù là còn non dại, nhưng Tâm nguyện đem hết tâm trí ra học và chỉ biết có học mà thôi, với ý nguyện mong đền đáp một phần nào công ơn bao la Trời biển của cha mẹ và anh chị đã hết lòng nuôi Tâm ăn học.
Anh ba Tâm, hàng tháng đều gởi về cho ba mẹ năm trăm đồng. Với số tiền đó, đủ cho Tâm trả tiền cơm áo ăn học trong tháng, dù ở nhà với các chú ruột!  Tâm  nhớ, có lần Tâm viết thư riêng cho anh để xin tiền may áo quần đồng phục. Đã không gởi tiền về cho, mà anh lại còn gởi thư trách móc Tâm...
 -Em muốn xin gì,  em phải nói với cả anh lẫn chị, dù anh là cột trụ trong nhà, đi làm kiếm tiền lo cho gia đình…Tuy vậy, anh đã trách em gái…  “của chồng công vợ ” mà em! Em chỉ xin một mình anh, nên anh không thể gởi về cho em được, mặc dầu anh rất thương em gái cưng của anh. Thông cảm cho anh em nhé, em nên viết lại lá thư khác.
   Lúc đó, Tâm giận anh, nên không thèm viết thư xin nữa, Tâm quay ra vòi vĩnh mẹ. Bây giờ nhớ lai, Tâm thương mẹ vô cùng!...
 Tâm học hết đệ lục, trường Đồng Khánh mở thêm chi nhánh ở Thành Nội. Đó là trường Thành Nội do cô Tiểu Bích làm Hiệu Trưởng. Để cho tiện việc đi lại, Tâm xin chuyển về đó học. Học xong năm đệ tứ, Tâm phải trở về trường Đồng Khánh học cấp 3 vào  năm đệ tam. Trong thời gian này, Tâm dọn qua ở trọ pở nhà người bà con bên An Cựu  với con sông “ Nắng đục mưa trong ”, gió hiu hiu thổi. Nó gợi cho nàng bao nổi niềm xao xuyến của tuổi trăng tròn với nhiều mộng mơ..

Nguyễn Ninh Thuận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét